Những bí mật đằng sau khói trắng/đen của Vatican

907
https://lh4.googleusercontent.com/jEn_dkvJwSvxQl5-cgAZZVDgsmgm7Vpt0yGHyskVPC-VXFaCDOsmCdxJERRzMmPhf3xCd0FkPpauq6xh740DEdcFvn-3FTbHDlEq4eemqoQ_L9kD-ZTLQKrnb4jwXWOZ8u43ozDo
Jeffrey Bruno | Aleteia

M. Traverso

22 tháng Một, 2020

Bạn có biết ống khói của Vatican hoạt động như thế nào không?

Tất cả người Công giáo đều quen với nghi thức khói trắng và đen khi bầu cử một tân giáo hoàng. Khi khói trắng bốc lên từ mái của Nhà nguyện Sistine ở Roma, nó có nghĩa là một tân giáo hoàng đã được chọn. Nếu khói đen bốc lên, có nghĩa là vẫn cần đạt đến một sự đồng ý chung. Nhưng không mấy ai biết cách thức hoạt động thật sự của nghi thức tồn tại nhiều thế kỷ này. Dưới đây là một số chi tiết chính cho biết bí mật đằng sau “cột khói mật nghị hồng y.”

1. Màu của khói được tạo ra nhờ quá trình phản ứng hóa học

Cả khói trắng và đen đều được tạo ra bởi việc đốt những lá phiếu bầu cử được các hồng y sử dụng trong mật nghị viện giáo hoàng. Những phong bì này được trộn với những chất khác nhau để tạo ra khói màu trắng hoặc đen. Nhờ sự đốt cháy của những chất liệu đặc biệt, chẳng hạn kẽm với lưu hóa, có thể tạo ra một khí gas trắng dày đặc, với kết quả tạo ra là “khói trắng” nổi tiếng. Đốt cháy những chất liệu nhiều carbon như gỗ tạo ra hợp chất màu xám hoặc đen, kết quả cho ra là khói “đen”.

2. Khói bắt nguồn từ hai lò gang đặt trong Nhà nguyện Sistine

Tất cả chúng ta có thể nhìn thấy khói bốc lên từ ống khói lộ thiên trên mái Nhà nguyện Sistine. Nhưng khói đó bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời nằm trong hai lò bằng gang lắp đặt trong Nhà nguyện Sistine. Các lò cao khoảng 3,2 bộ (hơn 97,5 cm) và có hai cửa, một cửa dưới để nhóm lửa và một cửa ở trên để bỏ các phong bì phiếu bầu và các chất liệu cần thiết khác cho sự đốt cháy.

https://lh3.googleusercontent.com/FxYvRhtx4luTgb1ua_AhqP2WD0fqpf1c56W-nGSuuh1jYOrsR-NTYDGHWgtWM9UkBvvsBLLDCak0TRiPkU3OPEMBwv0sq8oY3bwZTU5P9Ktk_mX5vT7wKI7cYQb9Mm-OWGngAJ5q
Cathopedia

3. Hệ thống lò hiện tại được sử dụng đầu tiên năm 1939

Hệ thống lò hiện tại được sử dụng lần đầu trong cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng Piô XII năm 1939. Kể từ thời điểm đó nó được sử dụng thêm bảy lần: năm 1958 (Đức Giáo hoàng Gioan XXIII), 1963 (Đức Giáo hoàng Phaolo VI), 1978 (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo I), 1978 (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II), 2005 (Đức Giáo hoàng Benedict XVI), 2013 (Đức Giáo hoàng Phanxico). Mỗi mốc thời gian này đều được khắc bằng chữ số La Mã trên lò.

4. Hệ thống lò dài 98 bộ (hơn 29,8 mét)

Từ đáy lên tới đỉnh, hệ thống lò đo được khoảng 98 bộ (hơn 29.8 mét). Phần dưới được làm bằng 32 ống, trong khi phần trên, áp mái nhà nguyện, được làm bằng đường ống dài 65 bộ (gần 20 mét) bằng thép và đồng đỏ.

5. Những quả chuông và khói là quy cách duy nhất được phép để thông tin về việc bầu cử giáo hoàng

Cùng với khói trắng, việc bầu cử một tân giáo hoàng được thông tin bằng cách giật chuông Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Mọi hình thức thông tin về kết quả mật nghị giáo hoàng, kể cả những thông điệp bằng văn bản, đều bị cấm.

6. Một con mòng biển trên đỉnh ống khói trở nên nổi tiếng trên truyền thông xã hội

Trong thời gian mật nghị giáo hoàng năm 2013, một con mòng biển trắng đứng trên ống khói ngay sau khi khói đen bốc lên, gợi lên một biểu tượng hy vọng. Các nhóm người tò mò đứng xem quay phim con mòng biển và đoạn video lan truyền mạnh trên truyền thông xã hội. Cuối cùng con chim bay đi sau 30 phút nổi tiếng.

 

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/1/2020]