Nhà thờ Chính tòa Gothic đầu tiên ở Tây Ban Nha tròn 800 tuổi

554

Tri Khoan chuyển ngữ

https://lh6.googleusercontent.com/LoMzILnOzoxkC_83BGVitUH_-hNoUp83hVHWJsFh7r4UyRdzNYq5uSmLldroROUikMzdao3hfjd-P19AlQJ9Aejw00CwDJcRokY4ASVwilnzktVLm1iroTcGCm64t3aHSJ2AMM6B=w640-h359
Sergey Dzyuba | Shutterstock

Daniel Esparza | 06/11/21

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban phép cho giáo phận Burgos cử hành Năm Thánh đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 800 năm thành lập nhà thờ chính tòa.

Nhà thờ Chính tòa Thánh Mary Burgos là một trong những mẫu điển hình nhất cho các công trình kiến trúc kiểu Gothic trên thế giới, và là nhà thờ đầu tiên trên toàn bán đảo Iberia. Mặc dù Burgos đã trở thành tòa giám mục vào đầu năm 1075, dưới thời trị vì của vua Alfonso VI của León và Castile (còn được gọi là Alfonso “Dũng cảm”), phải đến năm 1221, dưới thời vua Ferdinand III (Ferdinand “Thánh nhân”) thì việc xây dựng thánh đường mới được bắt đầu. Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 800 năm ngày khởi công này, và năm thánh Giáo phận Burgos sẽ kết thúc vào ngày mai.

Nhà thờ ban đầu được xây dựng bởi Vua Alfonso hoàn thành vào năm 1096. Nhưng nhà thờ đầu tiên, cũng được cung hiến cho Đức Maria Đồng trinh, chẳng bao lâu trở nên quá nhỏ cho Burgos, một thành phố hướng tới trở thành kinh đô biểu tượng của vương quốc Castile và León, có sức mạnh về chính trị, kinh tế và tinh thần — vì nó là một trong những điểm dừng chân chính dọc theo Con đường Camino de Santiago của Pháp. Nhà thờ chính tòa theo kiến trúc Rômăng của Alfonso cuối cùng đã bị phá bỏ (theo lệ thường lúc bấy giờ) để nhường chỗ cho ngôi nhà thờ mới. Đức Giáo hoàng lúc bấy giờ là Honorius III đã ban ơn toàn xá cho tất cả những người đóng góp vào việc xây dựng nhà thờ mới của Burgo.

https://lh3.googleusercontent.com/0BMQlX1q0RCkRyaQmpoUYM2Ba9u_q1a8qO4vo1peU3-9FhsyG9EbbFP-dlQmeE9UIjnlQcuvHQjkAyWL_FqqNs3sMAqgMHS0BYbEzi7cOr2VbxbsEWCcXdAt_VBF7A_CisOVdHdv=w427-h640

Được xây dựng trong suốt nhiều thế kỷ từ thiết kế theo phong cách Rômăng ban đầu của nhà thờ trước đây của Alfonso, nhà thờ đã trải qua nhiều lần tu bổ và tôn tạo liên tiếp, cho đến khi được khoác lên mình vẻ đẹp lộng lẫy như hiện nay vào cuối thế kỷ 18.

Mặt tiền của nhà thờ ganh đua về vẻ đẹp với các nhà thờ chính tòa lớn ở Paris và Reims, và nội thất trên cao của nó thường được so sánh (và bị nhầm lẫn, vì sự tương đồng về ngữ âm) với Nhà thờ Chính tòa Thánh Stêphanô của Pháp ở Bourges. Nhưng Nhà thờ Thánh Mary chắc chắn là độc nhất về nhiều khía cạnh. Để bắt đầu, nó là một trong số rất ít kiến trúc thời Trung cổ có các yếu tố tổng hợp một cách trang nhã và liền mạch từ những phong cách nghệ thuật sau này (và thậm chí trước đó). Được xây dựng trong suốt nhiều thế kỷ từ thiết kế Rômăng ban đầu của nhà thờ trước đây của Alfonso (một số thành phần hiện đã 1.000 năm tuổi của nó được bảo tồn trong ngôi nhà thờ hiện tại), nó đã trải qua nhiều lần tu bổ và tôn tạo liên tiếp, cho đến khi được khoác lên mình vẻ đẹp lộng lẫy như hiện tại vào cuối năm Thế kỷ 18. Tòa nhà có thể được coi là một luận văn lịch sử lâu đời về nghệ thuật Gothic, mudejar, Phục hưng, Baroque, tân cổ điển và tân Gothic.

Burgos, giao lộ của những huyền thoại

Đây cũng là nơi gặp gỡ của hai nhân vật Iberia tiêu biểu: Santiago the Apostle và Rodrigo Díaz De Vivar, El Cid Campeador. Trên thực tế, thành phố Burgos nằm ở ngã tư của hai tuyến đường huyền thoại của Tây Ban Nha: Camino de Santiago (nổi tiếng nhất trong tất cả các tuyến đường hành hương trên thế giới) và Camino del Cid, một tuyến đường văn hóa khám phá những địa danh thuộc văn học và lịch sử gắn liền với hiệp sĩ Tây Ban Nha thời trung cổ, từ những ngôi làng nhỏ nông thôn đến thành phố lớn Burgos. Trên thực tế, có thể nói Camino del Cid bắt đầu ở Burgos, nơi ông sinh ra, hoặc qua đời ở đó — mộ của El Cid và vợ ông, Doña Ximena, là hai kho báu quan trọng nhất được lưu giữ trong nhà thờ chính tòa.

https://lh5.googleusercontent.com/sGrgl16ThGv0frKOjkJOD7h03AJ9OACSRHJt8Av5PWtnbZT5ZtPONDV23bDpmXHWpGzqgU1LuVMTEjrf2ofd41onakCUOgB_gjd1XvimzeBou6BM-4qg-eErRN3a_Oz2piEPEIfO=w640-h427

El Cid là nhân vật anh hùng tinh hoa của người Iberia. Có lúc phục vụ cho quan nhiếp chính Kitô giáo và có lúc phục vụ quan nhiếp chính Hồi giáo, những câu chuyện về việc làm của ông được ghi chép lại trong Cantar Del Mio Cid (nghĩa là “Bài hát Cid của tôi”), bài sử thi lâu đời nhất được bảo tồn của người Castilian, mang đến một cái nhìn độc đáo về khung cảnh chính trị và tôn giáo phức tạp của Tây Ban Nha thế kỷ 11. Lúc đầu, ông được chôn cất tại tu viện San Pedro de Cardeña, vùng lân cận Burgos (nơi con ngựa Babieca của ông còn được chôn cất tại đó) nhưng hài cốt của ông đã được chuyển đến nhà thờ chính tòa cách đây một thế kỷ, vào năm 1921, để đánh dấu kỷ niệm 700 năm của nó.

Năm Thánh

Năm Thánh của giáo phận Burgos được khai mạc vào ngày 7 tháng Mười Một năm 2020 với việc mở cánh cửa Puerta Santa del Perdón, Cổng Tha thứ Thánh còn được gọi là Cửa Hoàng gia, một trong nhiều cổng được trang hoàng lộng lẫy, mang phong cách từ Gothic đến Baroque của nhà thờ chính tòa.

Đức Tổng Giám mục Fidel Herráez giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép giáo phận cử hành Năm Thánh đặc biệt này nhân dịp kỷ niệm tám trăm năm thành lập nhà thờ chính tòa. Lễ kỷ niệm được bắt đầu vào ngày 20 tháng Sáu năm 2020 và kết thúc vào ngày 20 tháng Sáu năm 2021, đánh dấu ngày đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ vào năm 1221. Tuy nhiên, vì đại dịch nên việc khai mạc Năm Thánh bị hoãn lại đến tháng Mười Một năm 2020, và sẽ kết thúc vào ngày mai.

Như được tường thuật trên tờ El Correo de Burgos, Đức Giám mục cũng giải thích rằng Năm Thánh này có các mục tiêu rõ ràng về thiêng liêng, xã hội, giáo hội và văn hóa. Theo phương châm “bạn là đền thờ của Thiên Chúa”, giáo phận đã chuẩn bị một hành trình đặc biệt — “Con đường Năm Thánh”, với hơn một trăm người thiện nguyện được đào tạo để hỗ trợ du khách trên suốt con đường dẫn đến nhà thờ. Người hành hương đi trên tuyến đường khám phá ra nhiều kho tàng lịch sử và nghệ thuật của nó, nhưng cũng có một trải nghiệm cá nhân thật sự về sự đổi mới tinh thần.

“Cristo de Burgos”

Trong khi nhà thờ có rất nhiều kho tàng nghệ thuật và văn hóa (các bức tranh bộ ba theo kiểu Flemish, những bức tranh đáng chú ý từ thế kỷ 15, 16 và 17, các tác phẩm kim hoàn hảo hạng, hàng dệt may và các tài liệu vô giá), một tác phẩm điêu khắc nổi bật hơn tất cả những tác phẩm khác: Tượng Chúa Kitô nổi tiếng của Burgos.

https://lh6.googleusercontent.com/9LN11qfMLYEK_JXJtdcUgSFfSx-GcL6voSPBWzcguNewb-2PSsgAURh0QHQeF3ZLNxcdZcsSxmKBfJvhX1MW47q4Eutbm6zqHozooYjEXA9gt3rQeMz9B5JrVjutfofEcnE-wdin=w640-h380

Trong cuốn Bestiary of Christ của mình, Louis Charbonneau-Lassay giải thích quả trứng, cũng như hạt giống, “chứa đựng một lời hứa: về một sự sống mới sẽ sớm xuất hiện.” Thật hoàn hảo khi quả trứng được hiểu là biểu tượng của hy vọng. http://catedraldeburgos.es/el-cristo-de-burgos/

Sự chân thực sống động như thật, ấn tượng của nó là truyền thuyết. Tại một số thời điểm, người ta khẳng định rằng tóc và móng tay của tượng cần được thường xuyên cắt và tỉa bớt, và lông mặt của tượng gỗ cũng cần được cạo cứ 8 ngày một lần. Thật ra, phần thân tượng bằng gỗ của tượng Chúa Kitô được bọc bằng lớp da giống như da người để làm nổi bật sự chân thực của tượng.

Truyền thuyết kể rằng một thương gia buôn len giàu có từ Burgos đã hứa với các tu sĩ của tu viện Thánh Augustinô rằng ông sẽ mang về cho họ một món quà khi sau một chuyến đi thương mại đến Flanders. Khi đang trên đường trở về Tây Ban Nha, ông nhận ra rằng ông đã quên lời hứa. Lúc nhớ ra, ông ta đã tìm thấy một chiếc thùng gỗ trôi trên biển, có chứa hình tượng thánh. Một con mòng biển đã làm tổ ở chân thánh giá và đẻ trứng ở đó. Kể từ đó, những quả trứng trở thành biểu tượng của Cristo de Burgos.

Trong quyển Bestiary of Christ của mình, Louis Charbonneau-Lassay giải thích trứng và hạt giống “chứa đựng một lời hứa: một sự sống mới sẽ sớm xuất hiện.” Trong nghệ thuật của Kitô giáo, quả trứng là biểu tượng của hy vọng. Trong Bài giảng CV, 8, Thánh Augustinô viết:

“Còn có hy vọng, theo quan điểm của tôi nó có thể được so sánh với quả trứng. Vì hy vọng là vẫn chưa đạt được mục tiêu của nó; tương tự như vậy, quả trứng là một thứ gì đó, nhưng nó chưa phải là con gà.”

Thật có ý nghĩa khi tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh này, thuộc về một tu viện Dòng Augustinô, đã đặt những quả trứng ở chân thánh giá, theo suy tư của chính Thánh Augustinô. Những quả trứng này thể hiện niềm hy vọng ở mức độ cao cả nhất: đó là sự Phục sinh của Đức Kitô sau khi hoàn toàn bị bỏ rơi vào Thứ Sáu Tuần Thánh, và sự tái sinh của người tín hữu và một sự sống đầy ân phúc sau cái chết.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/11/2021]