Một thánh lễ đen vô tận

1065
By Phanxicovn

lavie.fr, Jean-Pierre Denis, Giám đốc biên tập báo La Vie, 2019-04-22

Sự tương phản thì quá lớn giữa sự thờ ơ dửng dưng của nhiều người Âu châu với các nghi lễ tôn giáo và sự sốt sắng của tín hữu Trung Đông, Phi châu hay Á châu. Ở các đất nước mà người dân được quyền giữ đạo thì tín hữu kitô lại trở thành thiểu số văn hóa, Mùa Vọng chỉ là mùa quảng cáo mua bán, Phục Sinh chỉ là là ngày nghỉ cuối tuần được kéo dài và ngày trẻ con săn trứng. Phải cần Nhà thờ Đức Bà cháy hay cái chết của Linh mục Hamel thì chúng ta mới thấy ánh sáng đức tin vẫn còn chập chờn, nhưng hầu như các sự kiện này cũng chẳng làm thay đổi mấy dòng đời. Ở nơi các tín hữu kitô sống trong tình trạng thiểu số này, giữ đức tin của mình đôi khi phải trả với cái giá kỳ thị, của đe dọa và của phiền não. Các vụ tấn công thảm sát vào ngày Phục Sinh ở Sri Lanka đưa chúng ta về với một thực tế khác.

Ở Sri Lanka mười lăm năm trước tôi có thể thấy các nhà thờ công giáo, tin lành bị những người… phật tử cực đoan đốt cháy. Khi đó người ta mới thấy một thực tế đau lòng, từ Bắc Hàn đến Ả-rập Xê-út, từ chế độ vô thần đến triều đại wahhabism là cả một sự phức tạp, ở Á châu, nơi kitô giáo là tôn giáo bị bách hại nhiều nhất. Đây không phải là vấn đề làm quá lên để nạn nhân hóa, nhưng để nói lên một thực tế được ghi chép lại rất nhiều nhưng hiếm khi được nêu lên. Dĩ nhiên các môn đệ Chúa Kitô không độc quyền chịu đau khổ một mình vì bạo động. Chúng ta nhớ lại vụ thảm sát gần đây của một thành phần cực hữu tấn công vào nhà thờ hồi giáo ở Tân Tây Lan. Nhưng ở Sri Lanka, một quốc gia bị rách nát vì các cuộc xung đột giữa các sắc dân và tôn giáo, có phong trào bách hại thành phần thiểu số hồi giáo. Chúng ta phải nhấn mạnh điểm này để không bao giờ rơi vào bẫy của bạo lực giáo phái, yếu tố nguy hiểm nhất của chiến dịch khủng bố.

Tuy nhiên những năm gần đây, bạo lực hồi giáo cuối cùng lại ở trong tâm tưởng cho rằng Giáng Sinh và Tuần Thánh là các nghi thức được cử hành trong máu và kinh hoàng, như một thánh lễ đen bất tận. Chúng ta nhớ lại, loạt đánh bom của Boko Haram ở Nigeria lễ Giáng Sinh năm 2011 có hàng chục người bị thiệt mạng. Lễ Lá năm 2017 với hai cuộc tấn công ở Ai Cập tại các nơi thờ phượng của người Cốp. Những tội ác mà nhóm Hồi giáo ISIS nhận mình là tác giả đã làm cho hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Các vụ bách hại bài kitô giáo này có vẻ kỳ lạ cũng như xa lạ. Sau các vụ tấn công ở Colombo, Negombo và Batticaloa, một số thông tin đã cẩn thận bỏ các chữ “nhà thờ”, ”Phục Sinh” hay “tín hữu kitô”, một cách nói mơ hồ và ít cảm thông với người Sri Lanka, với lý do là các khách sạn lớn cũng bị nhắm. Tại sao lại có các dè chừng, các cẩn thận, các hèn nhát nho nhỏ đội lốt thận trọng này? Như thử có các lý do sâu đậm hơn có thể? Nói nhiều hơn thì có thể có nguy cơ làm cho kitô giáo ở trọng tâm, không phải như một di sản cần phục hồi, tựa như nóc tháp Mũi tên cần phải xây lại trước Thế vận hội sắp tới, nhưng như một thực tế nhân sinh đại chúng và sống động bao gồm trẻ em, phụ nữ, đàn ông tụ họp lại với nhau để mừng lời hứa cứu độ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tự vấn về huyền nhiệm của hy vọng Phục Sinh, một hy vọng bất chấp khinh miệt, bất chấp bạo lực, bất chấp tất cả.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch