Linh mục Hammond: 50 năm truyền giáo ở Bắc Hàn

1329

cath.ch, Raphael Zbinden, 2017-08-10

Từ 50 năm nay, Linh mục người Mỹ Gerard Hammond truyền giáo ở Bắc Hàn. Bị cấm dưới tất cả mọi hình thức chiêu dụ, cha cố gắng loan truyền lời Chúa Kitô qua lòng thương xót đối với các người bệnh mà cha săn sóc.

Bắc Hàn là ước cộng sản độc tài khép kín nhất thế giới, hiện nay Bắc Hàn đang là vấn đề thời sự tranh chấp giữa chế độ Kim Jong Un và Mỹ. Chế độ cộng sản dung thứ cho cộng đoàn công giáo nhỏ của họ. Tuy nhiên chính phủ làm tối đa để giới hạn ảnh hưởng của tôn giáo và nghiêm khắc trừng phạt mọi khuynh hướng chiêu dụ.

Dù ở trong các điều kiện này, các nhà truyền giáo, nhất là các nhà truyền giáo công giáo từ hàng chục năm nay vẫn làm việc được ở đây để mang lợi ích đến cho dân chúng. Đó là trường hợp của cha Gerard Hammond, từ những năm 1960, cha thường xuyên đến Bắc Hàn.

Linh mục người Mỹ thuộc Dòng Maryknoll, một Dòng truyền giáo thuộc Giáo hội công giáo Mỹ, đầu tháng 8 năm 2017, cha nhận Giải Gaudium et Spes ở New Haven thuộc bang Connecticut. Hàng năm tổ chức từ thiện công giáo Mỹ, Hiệp hội Hiệp Sĩ Colomb trao giải thưởng cao quý này cho các nhân vật ngoại hạng. Các nhân vật lớn như Mẹ Têrêxa Calcutta, ông Jean Vanier, nhà sáng lập Cộng đoàn Arche đã là những người từng nhận giải thưởng này. Giải mang tên Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), tên của một trong các tài liệu chính của Công đồng Vatican II, nhằm thưởng các nhân vật “đóng góp một cách gương mẫu trong việc thể hiện sứ điệp đức tin, phục vụ trong tinh thần Chúa Kitô”. Giải trị giá 100’000 đôla.

Cha cầu nguyện để Chúa cho cha có “tâm hồn của người Đại hàn”

Hiệp hội Hiệp sĩ Colomb tưởng thưởng công trình đáng kể của Linh mục Hammond, năm nay cha 84 tuổi, từ năm 1995, trong điều kiện khó khăn của Bắc Hàn, cha đã săn sóc các bệnh nhân bị bệnh ho lao nhưng lờn với nhiều  thuốc. Trong bài diễn văn được hãng tin CNA ghi lại, cha kể công việc truyền giáo vất vả của mình.

Cha cầu nguyện để mình có “tâm hồn của người Đại Hàn”

Cha Gerard Hammond người gốc Philadelphia thuộc bang Pennsylvania, năm 1947 cha vào chủng viện Maryknoll. Năm 1960, chỉ một thời gian ngắn sau khi thụ phong linh mục, cha được gởi qua Bắc Hàn.

Khi cha nhận sứ vụ đầu tiên ở Đại Hàn, cha hiểu các khó khăn đang chờ mình. Cha cho biết: “Cha hướng dẫn thiêng liêng nói với tôi hai chuyện. Chuyện thứ nhất, cha nói lòng tin tưởng của con vào Chúa rất kém, và đó là đúng. Chuyện thứ hai là con phải biết các giới hạn của mình”.

Cha nhắc lại thân phụ của cha nói với cha: “Cha không biết làm sao con đến đó, con không biết bắt bóng đèn, cha không biết làm sao con sống ở đó.”

Cha lên tàu chở hàng ở San Francisco, đi qua Thái Bình Dương để đến Đại Hàn. “Nhưng khi tôi lên trên bong để nhìn về San Francisco. Ánh sáng càng lúc càng mờ và tôi hoảng lên, tôi quay lại và chỉ có bóng đêm trước mặt tôi. Là người, tôi cũng có tình cảm và tôi khóc ràn rụa. Bây giờ tôi đã dấn thân, tôi nghĩ đã quá trễ, tôi không đi lui được”.

Khi đến đây, cha phải thích ứng với một văn hóa hoàn toàn khác lạ, phải quen với thức ăn, với cách suy nghĩ của người dân, nhất là ở Á châu.

Dù vậy cha cũng thấy khía cạnh “lãng mạn của truyền giáo”, cha giải thích, “một cách nào đó, mọi nhà truyền giáo đều phải lòng với người dân mà họ phục vụ”. Điều này cần phải mau chóng học ngôn ngữ và hiểu cách suy nghĩ của người địa phương. Học ngôn ngữ phải cần thời gian, cha thường hay lẫn lộn các chữ nói rất giống nhau nhưng ý lại khác. Có một hôm cha nói với một thanh niên trong tòa giải tội, làm việc đền tội là lần một tràng chuỗi nhưng anh hiểu là đi uống một ly bia.

Hàng ngày cha cầu nguyện xin Chúa cho mình có “tâm hồn của người Đại Hàn”.

Mỗi năm cha đi Bắc Hàn hai lần. Trong những ngày ở đây, cùng với nhóm của mình, cha đi thăm các trung tâm dành cho người bị ho lao ở bốn bang thuộc miền Tây của nước. Trong vùng này, rất nhiều người bị nhiễm bệnh rất lây lan này. Các tổ chức Liên Hiệp Quốc giúp chữa trị hàng trăm ngàn trường hợp mắc bệnh ở Bắc Hàn. Hàng năm có từ 4000 đến 5000 người dân bị nhiễm bệnh dưới hình thức bệnh bị lờn thuốc. Tỷ số lành bệnh chỉ khoảng 50%. 

Chứng tỏ tình yêu của Chúa Kitô khi giúp bệnh nhân

Mỗi lần đi, cha Hammond đều gặp các khó khăn khác nhau. Nhưng việc chữa trị các bệnh nhân bị lờn thuốc chính tự thân cũng rất gay go. Để tránh mọi lây nhiễm, cha phải chữa trị ở ngoài trời, bất luận trời mưa hay trời tuyết.

Đối với nhà truyền giáo, đây là một cách hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Phanxicô “đi ra vùng ngoại vi”. Vì không thể rao giảng Tin Mừng theo cách cũ ở đất nước này, cha cố gắng chứng tỏ tình yêu của Chúa Kitô đơn giản qua việc săn sóc người khác, dù cho có nguy cơ đến sức khỏe của mình.

“Tôi mong được chết giữa những người tôi đã rửa tội cho họ”

Bình Nhưỡng không dung tha với việc chiêu dụ. Mục sư người Canada gốc Đại Hàn Hyeon Soo Lim vừa được trả tự do ngày 9 tháng 8 – 2017, vì “lý do nhân đạo” sau khi ở tù gần hai năm trong một nhà tù Bắc Hàn. Mục sư bị kết án tù năm 2015 vì đã phân phối Thánh Kinh.

Đối thoại để chấm dứt xung đột

Linh mục Hammond cho rằng, chấm dứt chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc là điều cần thiết để đất nước được mở ra. Trên thực tế, hai Quốc gia vẫn luôn có xung đột từ sau ngày kết thúc chiến tranh năm 1953. Cha cổ vũ cho một cuộc đối thoại đích thực, trước hết qua các trao đổi trên bình diện thể thao, xã hội, văn hóa hay khoa học.

Dù luôn có hiểm họa chiến tranh, nhưng cha vẫn tiếp tục đến vùng bán đảo này. “Tôi đã phục vụ ở đây hàng chục năm, nhưng tôi không nghĩ tôi sẽ ngừng. Tôi mong trong thời gian sống còn lại của tôi, tôi là là tông đồ của hòa bình, của hy vọng cho những người không có tiếng nói. Tôi muốn chết ở đây, giữa những người tôi đã rửa tội cho họ. Đó là những người tôi đã chôn họ, vì sao tôi lại không ở giữa họ?”.

Marta An Nguyễn dịch

Cha Gerard Hammond nhận Giải Gaudium et Spes Vui mừng và Hy vọng
(Photo:Maryknoll Society)