Người đăng: Giáo hội Công giáo News vào tháng 12 15, 2020
Những nghệ nhân lành nghề đang bất chấp “văn hóa vứt bỏ” để làm mới lại vẻ uy nghiêm của các bức tượng Công giáo dẫn đưa tâm hồn và trí óc về với nét đẹp của sự thánh thiện.
Những người phục hồi nghệ thuật Công giáo xem công việc của họ như là công việc của tình yêu và niềm tin. Bộ cảnh Chúa Giáng sinh của Arlene Miller tại Nhà thờ Thánh Micae trang hoàng cho Thánh lễ nửa đêm tại Rochester, New York. Sheila Lehman đã biến đổi tượng Đức Bà Ban Ơn bị phá hoại tại Nhà thờ Thánh Vinh sơn ở Los Angeles, một tượng Đức Bà Núi Camêlô nhỏ hơn và Chặng đàng Thánh giá thứ 12 (tất cả được thể hiện qua các ảnh trước và sau). Cũng thể hiện ở hình trên: tượng Pieta được phục hồi bởi Mary Birkos. (photo: Courtesy of artists)
Peter Jesserer Smith
13 tháng Mười Hai, 2020
Nhà thờ Công giáo Thánh Micae đứng sừng sững giống như vị thiên thần hộ thủ cùng tên trổi vượt trên một thành phố cần có sự hiện diện của nhà thờ. Với những tín hữu bước qua ngưỡng cửa, các cánh cửa của nhà thờ mang phong cách tân Gothic này rộng mở để lộ ra sự huy hoàng của sắc màu và ánh sáng.
Xung quanh Rochester, New York, khu thánh địa và trên bàn thờ là những bức tượng, mặc dù trải qua nhiều thập kỷ, đã được phục hồi lại vẻ lộng lẫy bởi một nghệ nhân địa phương và một giáo dân lâu năm.
Chị Arlene Miller nói với Register: “Tôi đã làm công việc này được 18 năm và thực sự đam mê nó do tình cờ.” Một số bức tượng rất đẹp của một giáo xứ khác trong thành phố đem bán, và thay vì để các bức tượng bị mang đi, một nhóm người từ xứ Thánh Micae đã mua chúng để tô điểm cho giáo xứ giống như nhà thờ chính tòa của họ, và chị Miller được yêu cầu phục hồi lại vẻ đẹp của các bức tượng và giúp tạo thêm sự đẹp đẽ cho những người sống ở một trong những khu vực nghèo nhất của thành phố.
“Sau đó, tôi thực hiện tất cả các bức tượng tại nhà thờ Thánh Micae,” chị nói về sáng kiến phục chế.
Chị Miller là một nghệ sĩ có ơn gọi hoàn thiện việc sơn lại và làm mới các bức tượng được sùng kính của Công giáo trong thời đại khi những thứ hư hỏng cuối cùng bị vứt bỏ — và cũng rất thường xuyên là những con người bị tan vỡ như những người ở Rochester.
Chị Miller ghi nhớ công ơn của mẹ chị khi nhen nhóm tình yêu suốt đời đối với môn hội họa bằng cách tặng cho chị một hộp màu mà bà đã tằn tiện để mua và chỉ cho chị biết một số vải còn sót lại được cất trên gác xép.
Bà nói với tờ Register, viên ngọc quý trong tác phẩm của Miller là cảnh Chúa Giáng sinh của nhà thờ Rochester. Cô kiên nhẫn lau chùi, phục hồi bằng chất dẻo tạo hình rồi sơn màu lên từng bức tượng nhỏ để mang đến ánh sáng cho đêm Giáng sinh. Việc phục hồi bao gồm cố định chắc chắn lại yên ngồi trên lưng lạc đà của Nhà Thông Thái, hàn gắn lại các chân bị gãy của những con chiên, và làm cho Ba Vua trông có phong thái vương giả. Trong Thánh lễ Canh thức Giáng sinh của nhà thờ Thánh Micae, những bức tượng này được đặt ở chính giữa phía trước bàn thờ.
Chị Miller nói: “Tất cả họ đều trở thành bạn của tôi. Có lần một người bước vào và hỏi tôi, ‘Chị đang nói chuyện với họ à?’” Bây giờ, mọi người mang tượng của họ đến để chị phục chế lại chúng, từ một bức tượng Thánh Micae bị vỡ và một bức tượng Chúa Hài Nhi ở Prague bị mất thập giá trong tay Hài Nhi tới một bức tượng Đức Mẹ bị mất hai bàn tay. Tất cả những bức tượng này đều có ý nghĩa đặc biệt đối với con người, nhưng chị Miller nói rằng, trên hết chúng lôi kéo con người trở lại với sự hiện diện của Chúa.
Chị nói, “Những bức tượng giữ cho bạn có ý thức và nhắc nhở bạn ‘À, vâng, Chúa đó — hôm nay mình phải cầu nguyện với Ngài.’”.
Vào một thời điểm khi các bức tượng Công giáo bị phá hoại được đăng trên các bản tin, những người thợ phục hồi có tay nghề cao sửa chữa các bức tượng Công giáo đang phục hồi chúng khỏi tình trạng hư hại, hoặc thậm chí mang lại vẻ đẹp tiềm ẩn mà bàn tay điêu luyện của con người đặt vào bức tượng — một vẻ đẹp không thể nào có được nơi những tượng được sản xuất dây chuyền hàng loạt hiện đại.
Tương tự như Miller, Sheila Lehman, một họa sĩ trang trí nội thất ở Arcadia, tiểu bang California, bước vào nghề phục chế các bức tượng giúp cho nhà thờ giáo xứ của chị. Chị được yêu cầu sửa chữa một bức tượng gỗ bị hư hỏng nặng và bắt đầu áp dụng kỹ năng và kiến thức về sơn và màu sắc để sửa chữa. Phản ánh khi nhìn thấy tác phẩm đã hoàn thành được đưa trở lại vị trí của nó trong thánh địa, chị Lehman đã cảm nhận sâu sắc khi trở về nhà.
Chị nghĩ, “Mình có thể làm việc này suốt đời.”
Lehman đã tìm đến các nhà thờ giáo xứ ở Nam California và tìm được một công việc kinh doanh ổn định, mà chị đặt tên là “Vẽ thay đổi mọi sự”. Việc kinh doanh mới được mở rộng bằng cách truyền miệng. Để minh chứng cho kỹ năng và vẻ đẹp của sản phẩm cuối cùng, chị Lehman cung cấp cho khách hàng của mình những bức ảnh “trước-và-sau” của các bức tượng mà chị đã phục chế. Chị nói, “Những bức ảnh đó giống như bản lý lịch của tôi”. Một trong những hình ảnh mà chị cho các khách hàng tiềm năng — thường là các cha sở và ban trị sự giáo xứ — là Chặng đàng Thánh giá thứ 12 bị rơi xuống sàn khi dây buộc vào tường nhà thờ bị đứt.
Thiết kế ban đầu của tác phẩm nghệ thuật những năm 1920 có những lỗi mà chị cần khắc phục trong quá trình phục chế bằng cách kết hợp thêm dầm đỡ, gỗ và keo nhựa dính. Chị nói, “Cho đến nay, có lẽ nó là tác phẩm khó nhất mà tôi đã thực hiện.”
Chị Lehman cho biết một điều tuyệt vời về công việc phục chế là chị được bao quanh bởi những bức tượng tuyệt đẹp này khi chị làm việc trong xưởng của mình.
Một số dự án phải thực hiện bên ngoài xưởng: chẳng hạn như tượng Đức Mẹ Ban Ơn, được thực hiện theo phong cách Baroque Tây Ban Nha, đã bị phá hoại năm 2019 với chất thải, không rõ lý do, không biết đó là ác ý, là bệnh tâm thần, hay cả hai.
Nhưng bất kể là công trình nào, người ta vô cùng thích thú khi thấy bức tượng được đổi mới vẻ đẹp. Chị nói, “Mọi người trầm trồ khi nhìn thấy bức tượng trở lại. Và bạn vô cùng hạnh phúc khi lấy lại vẻ đẹp cho một thứ gì đó.”
Khi còn là một cô bé ở miền tây Pennsylvania, nghệ nhân Mary Birkos ngồi trên hàng ghế nhà thờ Công giáo và đắm mình trong vẻ đẹp của ánh sáng và màu sắc có trong thánh điện.
Bà Birkos nói: “Lúc đó tôi nghèo, tôi thường ngồi trong nhà thờ và ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.” Cô bé cảm thấy bị cuốn hút bởi hội họa, nhưng gia đình không đủ khả năng. Nhưng cô bé hỏi các nữ tu tại trường Công giáo xem họ có cần giúp đỡ gì không, và đáp lại, họ cho cô bé màu vẽ, cọ và những vật dụng rất quý giá đối với cô bé.
Birkos cuối cùng đã thực hiện tác phẩm để đời của mình trên giàn giáo, trang hoàng cho các nhà thờ trên khắp Pennsylvania trong 50 năm. Nhà thờ truyền cảm hứng cho ơn gọi của bà đã bị phá bỏ để xây dựng một tòa nhà hiện đại mất đi vẻ đẹp bản đầu — một biến cố gây đau đớn cho Birkos. Bây giờ ở độ tuổi gần 70, những ngày làm việc trên giàn giáo của bà đã qua, nhưng việc phục chế tượng vẫn tiếp tục.
Bà nói, “Tôi luôn làm điều mà tôi yêu thích,” mặc dù tác phẩm có đẹp thế nào đi nữa, nhưng người nghệ nhân được trả rất ít. Bà nói, “Đối với tôi, cách thích hợp để thực hiện một bức tượng cũng giống như cách bạn vẽ một bức tranh.”
Bà nói sự gặp gỡ cá nhân với Đấng Toàn Mỹ trong công việc này là một trải nghiệm tinh thần đối với bản thân.”
Bà nói, “Nó thực sự tác động đến bạn,” và nhận xét về tính duy nhất của công việc qua quá trình phục chế và nhìn thấy nó hoàn thành và lại rực rỡ. “Nó khiến bạn phải khóc.”
[Nguồn: ncregister]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/12/2020]