Hội nghị quốc tế tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học

749
Hội nghị quốc tế tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học
Casina Pio IV, Seat Of The Pontifical Academy Of Sciences © Twitter

Giảm lãng phí và thất thoát lương thực

06 tháng Mười Một, 2019 17:45

ZENIT STAFF

Từ ngày 11-12 tháng Mười Một, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học chủ tọa một hội nghị quốc tế tại Biệt thự Casina Pio IV của Vatican về chuyên đề giảm lãng phí và thất thoát lương thực, với sự tham dự của trên 57 chuyên gia đến từ khắp thế giới, đại diện cho các tổ chức liên chính phủ, khu vực tư nhân, và nhiều nền tảng tôn giáo khác nhau.

Hội nghị được khởi đầu từ hai động cơ. Trước hết, giảm thiểu số lương thực giàu dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối hoặc lãng phí là một ưu tiên toàn cầu, được trân trọng nêu ra trong Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 12 của Liên Hợp quốc. Thứ hai, trong Tông huấn Laudato si (Chúc tụng Chúa),’ Đức Thánh Cha Phanxico kêu gọi những thay đổi trên toàn cầu để vượt qua được “văn hóa loại bỏ”. Sự lãng phí và thất thoát lương thực là một vấn đề đạo đức. Nó rất có hại cho hành tinh vì những sự phát thải khí nhà kính và lãng phí nước và đất đai như là những nguyên nhân góp phần, và con người – đặc biệt là người nghèo – với sức lao động bị lãng phí và những sinh kế của họ bị thỏa hiệp khi FLW (food loss and waste: lãng phí và thất thoát lương thực) xảy ra.

Thông qua hội nghị này, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học nhắm đến việc tiếp cận với những cộng đồng khác nhau để có thể mở rộng liên minh cần thiết để giải quyết thách thức về sự lãng phí và thất thoát lương thực.

Những mục tiêu then chốt của hội nghị là:

1) Chia sẻ bằng chứng khoa học mới nhất về cách giảm thiểu sự thất thoát và lãng phí lương thực (FLW) và từ đó góp phần vào an ninh lương thực toàn cầu;

2) Đưa ra những đề xuất cho các hoạt động mở rộng toàn cầu và quốc gia, bao gồm những sự đầu tư công và tư và những sáng kiến của công dân, các tập đoàn, các chính phủ, và những tổ chức quốc tế; và để

3) Mở rộng liên minh những nhân tố cần thiết để thực hiện những cải thiện quan trọng hơn trên toàn thế giới nhằm giảm thiểu FLW.

Để hoàn thành những mục tiêu này, hội nghị tập trung trước hết vào việc xác định rõ sự lãng phí và thất thoát lương thực, đồng thời chấp nhận bước tiếp cận hệ thống. Khi xem xét đến tầm mức rộng lớn của thách thức lãng phí và thất thoát lương thực, tổng kết về số lượng những loại lương thực khác nhau không phù hợp; thì không chỉ khối lượng nhưng cả những chi phí về kinh tế và môi trường của lương thực bị lãng phí và thất thoát cũng phải được cân nhắc. Hội nghị mời gọi các nhà lãnh đạo cấp cao trong các lĩnh vực nghiên cứu những phương pháp mới nhất để đo lường các mặt thuộc kinh tế, nhiệt, hoặc điều chỉnh chất lượng.

Hơn nữa, sự giảm thiểu lãng phí và thất thoát lương thực có những ích lợi khổng lồ và kể cả những chi phí, và không được bỏ qua những chi phí này khi nhắm đến những giải pháp hiệu quả. Những ích lợi và chi phí phải tính toán đến kết quả môi trường và an ninh lương thực. Cũng cần phải nhớ rằng những hiện tượng này phải được gắn chặt trong bối cảnh của các hệ thống lương thực rộng lớn. Để đạt mục tiêu này, phải làm nổi bật mạng lưới Inter-Academy Partnership (tạm dịch: quan hệ đối tác liên viện) để nâng cao sự hiểu biết về việc thay đổi các hệ thống lương thực như là một ưu tiên trong nghiên cứu toàn cầu mới đây của họ, “Những cơ hội và thách thức cho việc nghiên cứu về an ninh lương thực và dinh dưỡng và nông nghiệp” (2018), và đề xuất những điểm ưu tiên cho việc nghiên cứu về thể chế và công nghệ đối với việc giảm thiểu FLW.

Sự thành công trong việc thực hiện được Mục tiêu Phát triển Bền vững 12.3 đòi hỏi những biện pháp thúc đẩy giáo dục và ý thức, thay đổi thái độ, một sự đối thoại toàn cầu được đổi mới, và hành động kết hợp toàn thế giới. Cuối cùng, chúng ta cần phải xây dựng những động cơ để ngành kinh doanh khắc phục được sự lãng phí và thất thoát và chuyển sang những mô hình tiêu dùng bền vững hơn. Hội nghị cung cấp một cơ hội cho các nhà lãnh đạo toàn cầu nhìn thấy những cơ hội đang nổi lên trước và sau mùa thu hoạch và những sự đổi mới khác cần phải được phát triển để hạn chế thách thức của sự lãng phí và thất thoát lương thực. Thời điểm hành động là ngay bây giờ.

Những hoạt động giảm thiểu sự lãng phí và thất thoát lương thực đã được lên kế hoạch hoặc thực hiện ở nhiều quốc gia, nhưng cho đến nay chúng vẫn chưa tạo ra được sức ảnh hưởng đủ rộng toàn cầu và học hỏi chung. Những hoạt động nhiều triển vọng nhất có thể được và phải được thúc đẩy mạnh.

Qua việc tập họp một nhóm các nhà lãnh đạo nổi bật, gắn kết tích cực trong vấn đề này từ giới học viện, các cộng đồng tôn giáo, khu vực tư nhân, chính phủ, xã hội dân sự, và Liên Hợp quốc (UN), Hàn lâm viện Giáo hoàng nhắm đến việc tạo ra một không gian đa học thuật cho việc phân tích và chia sẻ kiến thức và những giải pháp trọng tâm. Hội nghị này sẽ đào sâu cam kết hành động hướng đến việc giảm một nửa khối lượng lãng phí và thất thoát lương thực vào năm 2030. Những hoạt động này sẽ góp phần cải thiện sự sung túc của con người và hành tinh.

Kết quả mong chờ của hội nghị này đưa ra là:

  1. Một tuyên bố kêu gọi chính sách công kết hợp và hoạt động khu vực tư nhân để đưa ra những ưu tiên ở các mức độ toàn cầu, khu vực, quốc gia, và đoàn thể; cam kết đo lường và báo cáo về những số liệu thống kê FLW; và gia tăng, sắp xếp, và phối hợp tốt các đầu tư.
  2. Một nỗ lực truyền thông phối hợp để đẩy mạnh ý thức về vấn đề FLW trên phương tiện truyền thông và huy động xã hội dân sự, các Giáo hội và những cộng đồng tôn giáo để gắn kết những nỗ lực giảm thiểu FLW với các tín đồ và thành viên của họ; và
  3. Một lộ trình hướng đến chương trình hành động toàn cầu và những cam kết then chốt để giải quyết những khoảng trống về kiến thức và nghiên cứu hiện hữu và thúc đẩy những giải pháp thực tiễn và đầu tư để làm hiện thực hóa Mục tiêu Phát triển Bền vững 12.3.

 

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/11/2019]