Hoàn thành chuyến hành hương qua 7 Nhà thờ của Rôma | Tri Khoan

892
https://lh3.googleusercontent.com/6CsLi1cf-MUC0Ot0FmwYTz2bW9eJU7KCd1XltrKKODH4YgWHLDrZTGlumLprgzyDY1pTnXvbiNYb2Olm8tLV5EeIFX0pntGaJIA33Z2FxKmPpp9njbXtchU4tvu9t97yazWZczSC=w640-h320
pedro reis | CC BY-SA 2.5

Bret Thoman, OFS
08.01.21

Sau khi thăm viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Ngoại thành, hãy đến viếng năm nhà thờ dưới đây trên đường hành hương trở về thời kỳ trung cổ.

Quý vị xem loạt ảnh theo đường dẫn này

Đây là bài thứ hai của loạt bài Bảy Nhà thờ của Roma, một đường hành hương bao gồm bốn vương cung thánh đường chính gồm Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Thánh Phaolô Ngoại thành, Thánh Gioan Lateran, và Đức Bà Cả, cũng như ba tiểu vương cung thánh đường: Thánh Sebastian, Thánh Giá Giêrusalem, và Thánh Lawrence Ngoại thành. Quý vị nhấp vào đây để đọc Phần I của loạt bài.

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/1Speculum_Romanae_Magnificentiae-_The_Seven_Churches_of_Rome_Le_Sette_Chiese_di_Roma_MET_DP870385.jpg?w=1920

Nhấp vào đây để xem ảnh

3. Nhà thờ Thánh Sebastian Ngoại thành

Sau khi thăm viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Ngoại thành, nhà thờ tiếp theo trong số Bảy Nhà thờ của Roma là nhà thờ Thánh Sebastian. Cách Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô khoảng bốn cây số (2,5 dặm), lộ trình đi theo một con đường được gọi là Via delle Sette Chiese (Con đường Bảy Nhà thờ).

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/2SanSebastianBret-1.jpg?w=1920
© Photo courtesy of Bret Thoman

Vừa qua Hang Toại đạo Thánh Domitilla, khung cảnh thay đổi đột ngột khi con đường chạy dọc theo công viên vùng Appia Antica. Luật bảo vệ những hang toại đạo dưới lòng đất và các địa điểm khảo cổ liên quan ở đây đã cấm việc xây dựng và đô thị tràn lan, và khu vực này vẫn bảo tồn được những nét của thế kỷ XIX. Những đàn cừu gặm cỏ trên các cánh đồng cỏ xanh ngát không phải là một cảnh tượng hiếm gặp.

Lòng sùng mộ Thánh Sebastian là vị tử đạo của Roma đã phổ biến ở Ý từ thời cổ đại. Theo truyền thống, ngài là một người Kitô hữu phục vụ trong quân đội La Mã. Trong các cuộc bách hại của Hoàng đế Diocletian, ngài đã bị trói vào cột và bị bắn khắp mình bằng cung tên, dù vậy ngài không chết.

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/3Marco_zoppo_san_sebastiano_1475-78_ca._2-1.jpg?w=1920
© sailko|Wikimedia|GFDL

Tại bàn thờ đầu tiên ngay bên trái trong nhà thờ, có một bức tượng Thánh Sebastian. Nhà nguyện Thánh tích lưu giữ một mũi tên đã bắn vào người Thánh Sebastian.

Cần lưu ý rằng Thánh Gioan Phaolô II đã bỏ Nhà thờ Thánh Sebastian khỏi danh sách 7 nhà thờ trong lộ trình hành hương Năm Thánh 2000. Thay vào đó, ngài đã thêm vào Thánh địa Đức Mẹ Lòng Chúa Thương Xót ở khu ngoại ô Roma. Tuy nhiên, nhiều người thích đến viếng nhà thờ Thánh Sebastian vì nó gần Roma hơn, và nó là một phần của tuyến đường truyền thống.

4. Đền thờ Thánh Gioan Lateran

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/4SanCallistoBret-1.jpg?w=1920
© Photo courtesy of Bret Thoman

Từ nhà thờ Thánh Sebastian, tuyến đường bây giờ lại quay vào bên trong các bức tường ban đầu dọc theo con đường Via Appia Antica nổi tiếng của Roma. Gần đó là những Hang Toại đạo San Callisto, hang toại đạo lớn nhất và quan trọng nhất trong số các hang toại đạo của Kitô giáo, vì đây là nghĩa trang chính thức cho cộng đoàn Kitô giáo suốt các cuộc bách hại của La Mã.

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/5SanCallisto1Bret-1.jpg?w=1920
© Photo courtesy of Bret Thoman

Tại cổng Porta San Sebastiano thời trung cổ, con đường rẽ phải và tiếp tục đi bốn cây số (2,5 dặm) đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateran.

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/6Inscription_Ecclesiarum_Mater_San_Giovanni_in_Laterano_2006-09-07-1.jpg?w=1920
© Marie-Lan Nguyen|Wikipedia| CC-BY 2.5

Đền thờ Thánh Gioan Lateran là nhà thờ chính tòa của Roma và được coi là nhà thờ mẹ của thế giới Kitô giáo. Đền thờ được cung hiến cho các Thánh Gioan Tẩy giả và Gioan Thánh sử, trong khi Lateran là tên của gia đình đã hiến đất cho Giáo hội trong thời cổ đại.

Các giáo hoàng sống trong một cung điện tráng lệ liền kề với vương cung thánh đường ở đây từ thế kỷ IV đến đầu thế kỷ XIV. Khi các giáo hoàng Avignon trở về từ Pháp, điện Lateran trong tình trạng xuống cấp và cuối cùng các ngài đến cư trú gần Đền Thánh Phêrô, nơi giáo hoàng vẫn tiếp tục cư ngụ cho đến ngày nay.

Trải nghiệm khi bước vào Nhà thờ Chính tòa Thánh Gioan Lateran xứng đáng với địa vị của nó là nơi có Ngai tòa của vị Giám mục Roma, có quyền tối thượng trên tất cả các ngai tòa khác. Ngay phía trong cổng vào bên trái là một bức tượng lớn của Hoàng đế Constantine, gợi ý về mối liên hệ giữa Đế chế và thể chế Giáo hoàng.

Khi vào bên trong, bầu khí huy hoàng gồm trần nhà bằng gỗ mạ vàng và sơn, nền Cosmateque, những tranh khảm ở gian đầu cung thánh và các bức tượng uy nghi của 12 vị tông đồ trong các hốc tường xuyên suốt gian chính điện.

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/8Scala_Santa_Rome_02-1.jpg?w=1920
© Antoine Taveneaux|Wikimedia|CC BY-SA 3.0

Vừa qua khỏi Điện Lateran, phía bên kia con đường đông đúc, là Thánh địa những Bậc thang Thánh, trưng bày những thánh tích được tin là cầu thang gồm 28 bậc nơi Chúa Giêsu bị Phongxiô Philatô xét xử ở Giêrusalem. Theo truyền thống, Thánh Helena, thân mẫu của Hoàng đế Constantine, đã đưa nó trở về Roma sau chuyến hành hương đến Đất Thánh vào đầu thế kỷ thứ IV.

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/9Acheropita_lateranense-1.jpg?w=1920
© antmoose|Wikimedia| cc-by-2.0

Trên đỉnh cầu thang là một nhà nguyện được gọi là Sancta Sanctorum (Holy of Holies). Đằng sau tấm lưới sắt là một ảnh thánh được coi là bức ảnh được tôn kính nhất ở Roma từ thời trung cổ: Acheropita, một bức ảnh Đấng Cứu Thế Chí Thánh với ý nghĩa “không phải do bàn tay con người vẽ”.

5. Đền thờ Thánh Giá Giêrusalem

Điểm dừng tiếp theo cách một quãng đường ngắn: Vương cung Thánh đường Thánh Giá Giêrusalem.

Vương cung Thánh đường nhỏ hơn này không tự hào về phong cách kiến trúc huy hoàng như Đền Thánh Gioan hay Thánh Phaolô. Nhưng thay vào đó, nó sở hữu một bộ sưu tập các thánh tích quan trọng.

Theo truyền thống, Thánh Helena đã mang những mảnh vỡ của Thập giá Thật và một trong những cây đinh được sử dụng trong Cuộc đóng đinh trở về Roma. Sau đó, một số miếng vỡ của Hang đá Chúa giáng sinh và Mộ Thánh được thêm vào, cộng thêm với một phần ngón tay của Thánh Tôma, một phần thập giá của Kẻ trộm lành, và hai chiếc gai từ Mão gai của Chúa Giêsu.

Ngoài ra còn có bản Titulus Crucis – tấm biển gỗ trên đầu Thánh giá với dòng chữ “INRI.”

6. Đền thờ Thánh Lawrence Ngoại Thành

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/10RelicsSantaCroce-1.jpg?w=1920

Điểm dừng tiếp theo một lần nữa ra ở phía ngoài các bức tường. Từ Santa Croce, tuyến đường đi qua các bức tường thành ở Porta Maggiore. Sau đó, nó đi xuyên qua một đường hầm bên dưới nhiều đường ray xe lửa của ga Termini gần đó trước khi đến Vương cung Thánh đường San Lorenzo.

Thánh Lawrence tử đạo năm 258 dưới triều đại vua Valeriano. Người ta tin rằng ngài là một phó tế bị kết án vì giúp đỡ người nghèo và người túng thiếu.

Trong cuộc bách hại, ngài được lệnh giao lại của cải của Giáo hội cho đế quốc. Thay vì vậy, ngài gọi những người nghèo ra và tuyên bố rằng họ là “kho báu thực sự của Giáo hội”. Kết quả là ngài bị hạ lệnh thiêu sống từ từ trên một tấm lưới sắt. Người ta nói rằng ngài nói đùa với những kẻ hành hình ngài, bảo họ lật ngài qua mé kia vì ngài đã “chín ở mé bên này.”

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/11Basilica_de_Sao_Lourenco_Fora_de_Muros_-_Nave_principal-1.jpg?w=1920

Vương cung thánh đường có từ thời cổ đại, nhưng được xây dựng lại sau các cuộc ném bom của quân Đồng minh phá hủy phần lớn nhà thờ vào năm 1943.

Có thể viếng mộ Thánh Lawrence và tấm lưới sắt mà ngài đã tử vì đạo trên nó trong tầng hầm bên dưới bàn thờ chính. Các thánh tích được tin là của Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, cũng được lưu giữ ở đây.

7. Đền thờ Đức Bà Cả

Điểm dừng cuối cùng của lộ trình Bảy Nhà thờ là trên đỉnh của ngọn đồi cao nhất trong số bảy ngọn đồi của Roma, Vương cung Thánh đường Santa Maria Maggiore trên đồi Esquiline.

https://wp.en.aleteia.org/wp-content/uploads/sites/2/2021/01/12SalusPopuliRomani2018-1.jpg?w=1920

Còn được gọi là Đức Bà Tuyết, Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả có một lịch sử thú vị. Theo truyền thống cổ xưa, một nhà quý tộc La Mã cầu nguyện với Đức Mẹ xin Mẹ chỉ cho ông ta cách để lại di chúc thừa kế tài sản của mình. Đức Mẹ hiện ra với ông ta và nói rằng Mẹ muốn có một nhà thờ được xây dựng để tôn vinh Mẹ và Mẹ sẽ làm một dấu hiệu bằng tuyết. Thật vậy, vào ngày 5 tháng Tám, tuyết rơi trên đồi Esquiline. Bản phác thảo đã được vẽ và đức Giáo hoàng Liberius ra lệnh xây dựng vương cung thánh đường ở đó.

Với trần đền thờ trang trí theo mái vòm, sàn Cosmateque, các tranh khảm, những bức bích họa và tác phẩm điêu khắc, Đền thờ Đức Bà Cả có nét giống như các Vương cung Thánh đường lớn Thánh Gioan và Thánh Phaolô. Cũng như trong các vương cung thánh đường khác, có rất nhiều thánh tích và tác phẩm nghệ thuật.

Bên dưới bàn thờ chính là Hang đá Giáng sinh hay Hang đá Bêlem. Nó lưu giữ một vật hòm thánh tích bằng pha lê có chứa mảnh gỗ được cho là từ máng cỏ của Chúa Kitô ở Bêlem. Truyền thống này đã đặt cho Vương cung Thánh đường một trong những tên trước đây của nhà thờ, Đức Bà Máng Cỏ.

Để xem tất cả những gì có ở Roma có thể mất cả đời đối với người hành hương Công giáo. Nhưng một chuyến viếng thăm Bảy Nhà thờ (cùng với những Hang Toại đạo và một buổi Tiếp kiến chung của Giáo hoàng), là một cách tốt để tập trung vào phần lớn tinh thần, văn hóa và lịch sử tôn giáo của Roma trong một thời gian ngắn.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/1/2021]

Xem Chuyến hành hương qua 7 Nhà Thờ của Rôma | Tri Khoan