Tri Khoan chuyển ngữ
J-P Mauro | 16/10/21
“Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Chúng ta không có thời gian dư dả cho mình.”
Các nhà lãnh đạo Công giáo từ các nước trong nhóm G20 đang thúc giục chính phủ của họ ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bảy mươi tám giáo sĩ cấp cao từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đưa ra một tuyên bố trước Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP26). Bản kiến nghị nói rõ rằng vấn đề về thời gian là rất nhạy cảm và cần phải hành động ngay lập tức.
Tuyên bố đầy đủ, được CIDSE cung cấp, yêu cầu rằng nhiên liệu hóa thạch phải được lưu giữ cho lịch sử. Các giám mục nhấn mạnh rằng những tác động của biến đổi khí hậu thường ảnh hưởng đến những người ở “các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương nhất về khí hậu”. Sự đau khổ này được họ gọi là “sự bất công”, và một sự đau khổ mà họ sẽ không thể im lặng.
Các giám mục viết:
“Khoa học rất rõ ràng. Thế giới cần lưu giữ nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất nếu chúng ta muốn hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tăng dưới 1,5 độ vào cuối năm 2030”.
Bức thư nhấn mạnh “bổn phận đạo đức” mà các nước G20 phải thực hiện, với tư cách là các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến nhất. Các giám mục gọi đó là “trách nhiệm lịch sử” đối với các quốc gia G20 phải “hành động nhanh chóng để bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai và ngôi nhà chung của chúng ta”.
G20 là một diễn đàn liên chính phủ bao gồm 19 quốc gia và Liên minh Châu Âu. Mặc dù đây chỉ là một phần nhỏ của các quốc gia trên thế giới, nhưng họ nắm một vị trí duy nhất để tạo ra sự thay đổi lâu dài. Theo the Tablet, các quốc gia thành viên G20 chiếm hơn 80% GDP thế giới, 75% thương mại toàn cầu và 60% dân số trên hành tinh.
Đề xuất những hành động
Các vị chức sắc cấp cao đã đưa ra một danh mục các hành động được đề xuất có thể giúp khởi động. Những điều đó bao gồm:
- Ngăn chặn những phát triển mới về than, dầu và khí đốt trong đất nước của chúng ta.
- Ngay lập tức chấm dứt tất cả các nguồn tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch – bao gồm than, dầu và khí đốt – ở nước ngoài.
- Mở rộng quy mô đầu tư ồ ạt vào các dạng năng lượng sạch và an toàn như năng lượng gió và năng lượng mặt trời, ưu tiên tiếp cận năng lượng cho các cộng đồng nghèo nhất.
- Thực hiện tốt lời hứa cung cấp tài chính khí hậu để hỗ trợ những cộng đồng đã bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu.
Các người đứng tên ký hy vọng những đề xuất này sẽ là một phần của cuộc đối thoại tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu (COP26), dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 12 tháng Mười Một năm 2021. Họ kết thúc bức thư bằng lời nhắc lại sự cần thiết phải có một tổ chức nỗ lực ứng phó nhanh chóng. Họ viết:
“Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Chúng ta không có thời gian dư dả cho mình.”
Độc giả đọc toàn văn bức thư của CIDSE ở đây.
[Nguồn: aleteia]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/10/2021]