Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Hiroshima và Nagasaki vào Tháng Mười Một

878
https://lh3.googleusercontent.com/FsfxJtmJ7oPQENTQ1AbQ1XEq0KibMx26ScaLpFGAxmaR2oiiUrwrs2g9_urROufMmAFIr2AagkDZvuZm_Mh35_p-C1I-B8FY7mCO4PaY9MMHFco_S3mGBTSDFeNPMHCXi7gDMHfm
Ms. Setsuko Thurlow, Atomic Bomb And Hiroshima Flame Survivor © Vatican Media

Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến Hiroshima và Nagasaki vào Tháng Mười Một

Chuyến hành hương hòa bình

28 tháng Sáu, 2019 02:36 | ANITA BOURDIN

THÀNH VATICAN, 26 THÁNG SÁU, 2019 (Zenit.org). – Đức Thánh Cha Phanxico đã cho báo chí biết về dự định cho chuyến đi vào Tháng Mười Một tới. Chương trình đã được xác nhận, được thông báo trên tờ “Japan Today.” Đức Thánh Cha cũng có thể sẽ đến Hiroshima và Nagasaki vào ngày 24 tháng Mười Một, mặc dù Vatican chưa xác nhận về chuyến đi.

Đến Tokyo ngày 23 tháng Mười Một, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Nhật Hoàng Naruhito sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha, ngài sẽ chủ tế Thánh Lễ trong Sân Vận động Mái Vòm Tokyo ngày 25 tháng Mười Một.

Tháng Năm trước, Đức Thánh Cha đã viết hai lá thư, hứa cầu nguyện cho các công dân của Hiroshima và Nagasaki, để đáp lời cho các Thị trưởng và Thống đốc của Hiroshima, là những người đã mời ngài.

Đức Thánh Cha Phanxico lần đầu tiên “không những tố cáo việc sử dụng vũ khí nguyên tử” nhưng cả việc “sở hữu” chúng, trong một bài diễn từ năm 2017, “Japan Today” cho biết.

Không phổ biến vũ khí nguyên tử

Chuyến đi này sẽ là chuyến đi thứ hai của một Giáo hoàng đến Nhật bản, theo sau chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1981. Đức Giáo hoàng Wojtyla có mặt trong một chương trình truyền hình, và nó đạt thành công lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong tất cả là chuyến viếng thăm của ngài đến công viên Tượng đài Hòa bình ở Hiroshima, nhà thờ Công giáo Urakami Tenshudo ở Nagasaki và một khu “hibakusha,” người Nhật vẫn còn chịu đựng cho đến hôm nay vì những hậu quả của phóng xạ.

Với Đức Thánh Cha Phanxico, đây sẽ là một sự hiện thực giấc mơ của ngài đến thăm Nhật bản từ khi còn ở Dòng Tên, nhưng sức khỏe của ngài không cho phép điều đó xảy ra. Năm 1958, khi ngài 22 tuổi, thời điểm ngài quyết định vào Dòng Tên, ngài mong muốn trở thành một nhà thừa sai ở Nhật. Tuy nhiên, yêu cầu của ngài bị từ chối vì các vấn đề về hô hấp.

Là một vị Giáo hoàng đầu tiên của Dòng Tên, ngài sẽ đi theo các bước chân của Thánh Phanxico Xavier, người đã giới thiệu Ki-tô giáo cho Nhật năm 1549.

Đức Thánh Cha được chính thức mời đến thăm Nhật bởi Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng Sáu năm 2014. Ngày 2 tháng Năm năm 2018, ông Tomihisa Taue, Thị trưởng của thành phố Nagasaki, gửi một lá thư đến Đức Thánh Cha Phanxico do ông ký cùng với Thị trưởng của Hiroshima, ông Kazumi Matsui, mời ngài đến thăm hai thành phố của họ, hai mục tiêu của các vụ ném bom nguyên tử vào tháng Tám năm 1945, làm 110.000 người chết tại chỗ cộng thêm ít nhất cùng con số đó những người chết sau khi bị nhiễm phóng xạ.

Người Nhật “hiểu được cái giá của hòa bình,” Đức ông Phaolô Richard Gallagher nói, ngài là Thư ký Quan hệ với các Chính phủ của Tòa Thánh, vào cuối chuyến đi của ngài đến Vùng đất của Mặt trời mọc từ ngày 28 tháng Một đến 3 tháng Hai năm 2017.

Không đồng nhất hóa Ki-tô giáo và Tây phương

Chuyến hành trình cũng sẽ đánh dấu con đường tiến đến Hội nghị Quốc tế Không Phổ biến Vũ khí Nguyên tử 2020. Nó cũng sẽ là cơ hội để vạch trần sự đồng nhất hóa sai lệch giữa Tây phương và Ki-tô giáo, là một trở ngại cho người Nhật gắn kết với Tin mừng: họ tin rằng họ sẽ trở nên bất trung với tổ quốc nếu họ xin được Rửa tội. Xét cho cùng, không phải những người đã được rửa tội bấm nút ném bom nguyên tử sao? Rửa tội thường đồng nghĩa với việc bị gạt ra bên lề của một gia đình.

Nói với giới báo chí trên chuyến bay từ Roma đi Panama ngày 23 tháng Một vừa qua, Đức Thánh Cha nói rằng ngài sẽ đi Nhật vào tháng Mười Một.

Hiện tại một Chuyến Tông du đến Nhật đang “được nghiên cứu”, ông Alessandro Gisotti, quyền Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, cho biết. “Như Đức Thánh Cha đã nói trong những dịp khác, ngài rất mong muốn được đi đến đất nước đó,” xướng ngôn viên nói thêm.

Năm 1973, khi còn là Giám tỉnh Dòng Tên ở Argentine, Đức Thánh Cha đã tiếp Bề trên Tổng quyền của Dòng, Cha Pedro Arrupe, “người là hiện thân của bản hùng ca Dòng Tên hiện thời ở Nhật,” và tiến trình Phong Thánh của ngài được mở ra vào Tháng Mười Một năm 2018.

Cha Jesus Pedro Arrupe, người được bầu làm Bề trên Tổng quyền của Dòng năm 1965, đã qua đời năm 1991. Ngài là Thầy của các Nhà tập hiện diện tại Hiroshima ngày 6 tháng Tám năm 1945. Không vị nào trong số này bị ảnh hưởng bởi phóng xạ nguyên tử, điều làm cho ngài phải thốt lên “Thánh tâm Chúa Giê-su còn mạnh mẽ hơn cả bom nguyên tử.”

Những cuộc gặp gỡ ở Vatican

Đức Thánh Cha Phanxico đã gặp bà Setsuko Thurlow, một người sống sót sau vụ thả bom Hiroshima, cùng với một phái đoàn mang theo Ngọn lửa Hiroshima, ngày 20 tháng Ba vừa qua trong Quảng trường Thánh Phê-rô.

Và tuần trước, ngày 19 tháng Sáu, trong Buổi Tiếp Kiến Chung, ngài đã chào các bạn trẻ Nhật đến từ Nagasaki thuộc Hiệp hội các Sứ giả Hòa bình Giới trẻ.

Họ đến từ Nhật để tái khởi động những sáng kiến trên toàn thế giới để những biến cố kinh hoàng đó không bị lãng quên và để những thảm kịch như vậy không lặp lại, tường thuật của L’Osservatore Romano ngày 20 tháng Sáu.

Cùng với họ trong Quảng trường Thánh Phê-rô là một nhóm mạng lưới Truyền hình Nhật Nippon Television Network Corporation, do ông Yorisha Kono làm đạo diễn quay một phim tài liệu về tấm ảnh được chụp bởi Joseph Roger O’Donnell.

Đức Thánh Cha bình luận về tấm ảnh, nhiều lần được gợi lên như một biểu tượng hùng hồn về những hậu quả của thảm kịch Nagasaki. Nó thể hiện một cậu thiếu niên cùng với đứa em trai nhỏ đã bị chết trong vụ ném bom nguyên tử, chờ đợi đến lượt để thiêu xác em.

Tấm thiệp chào mừng của Đức Thánh Cha, chúc hòa bình nhân dịp Năm Mới 2018, dưới biểu tượng “Không” với vũ khí nguyên tử. Nó gồm có tấm ảnh của cậu thiếu niên đang mang xác những đứa em trai đã chết đến lò thiêu Nagasaki (Nhật, 9 tháng Tám năm 1945), với dòng bình luận bằng tiếng Ý: “Kết quả của chiến tranh.”

Trong một điện tín gửi ngày thứ Năm, 2 tháng Sáu năm 2019, Đức Thánh Cha bày tỏ “những lời chào thân ái” và “những lời chúc tốt đẹp nhất” đến Nhật hoàng Naruhito, tân Hoàng đế của Nhật, nhân dịp lên ngôi của ông.

“Tôi xin dâng lời cầu nguyện để ngài được ban cho ơn khôn ngoan và sức mạnh trong sự phục vụ hết lòng cho dân tộc,” Đức Thánh Cha viết bằng tiếng Anh.

Ngài cũng khẩn xin “ơn lành bình an và khỏe mạnh của nước trời” ban xuống cho Hoàng đế, cho các thành viên trong Hoàng tộc và trên tất cả mọi người dân Nhật.

Ngày 1 tháng Năm, Hoàng thái tôn Naruhito, 59 tuổi, chính thức kế nhiệm phụ hoàng Akihito, ông đã thoái vị sau 30 năm cai trị.

Trong một phỏng vấn với L’Osservatore Romano ngày 20 tháng Bảy năm 2018, Đức Hồng y Thomas Aquinas Manyo Maeda, Tổng Giám mục Osaka, người sinh tại Tổng Giáo phận Nagasaki và cũng là Mục tử tại Hiroshima — hai thành phố tử đạo do sự điên cuồng của nguyên tử –, thảo luận về vai trò của Giáo hội trong một nước Nhật ngày càng tục hóa.

Cuối cùng, ngày 8 tháng Hai năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxico mừng lễ phong chân phước cho vị tử đạo Samurai Takayama Ukon (1552-1615), Thánh Lễ đã diễn ra một ngày trước ở Nhật. Một tấm gương của “sức mạnh đức tin,” Đức Thánh Cha nói.

 

[Nguồn: zenit]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/6/2019]