Đức Thánh Cha Phanxicô rời Vatican để cầu nguyện tại hai nhà thờ

1287
https://lh3.googleusercontent.com/3knby9VtZah-eD6z15AZVY88K2hixDlSMLhXdzS39Pu931kp1JwUJwhkhiRGsRCzBnQeYXTxkw7wmKL_iGLaJw56HAdxthTgXF9d_j1WqZjWOsB1YZoU_vTVxJrLu2EaECaVjql3
VATICAN MEDIA | AFP

Aleteia 15 tháng Ba, 2020

Ngài dừng lại cầu nguyện trước một Thánh giá đã được rước trong một cuộc rước kiệu 16 ngày để ngăn Đại dịch.

Đức Thánh Cha rời khỏi Vatican hôm Chúa nhật để đến viếng hai địa điểm hành hương quan trọng ở Rôma để cầu nguyện cho thành phố và toàn thế giới. Ngài dừng chân tại hai nơi: một là trước linh ảnh cổ xưa Maria Salus Populi Rômani tại Vương cung Thánh đường Thánh Mary Major, và nơi khác là dưới chân một thánh giá bằng gỗ đã bảo vệ Rôma thoát khỏi một trận đại dịch.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Toà Thánh, thông báo về những chuyến viếng của Đức Giáo hoàng trong một thông cáo báo chí hôm Chúa nhật.

Chiều nay, ngay sau 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời khỏi Rôma và thực hiện chuyến viếng riêng đến Vương cung Thánh đường Thánh Mary Major, để dâng lời cầu nguyện lên Mẹ Maria Đồng trinh, Salus Populi Rômani, nơi linh ảnh của Mẹ được lưu giữ và sùng kính.

Sau đó, sau một quãng đi bộ dài dọc theo đường Via del Corso – như là đang thực hiện một cuộc hành hương – ngài đến viếng nhà thờ San Marcello trên đường Corso, nơi lưu giữ một thánh giá phép lạ. Năm 1522 thánh giá được rước trong một cuộc rước kiệu đi khắp các khu phố của thành phố để cơn “Đại Dịch” có thể giảm xuống tại Rôma.

Bằng lời cầu nguyện, Đức Thánh Cha khẩn xin chấm dứt đại dịch đã tấn công vào nước Ý và thế giới. Ngài cũng cầu xin sự chữa lành cho nhiều người bệnh, tưởng nhớ đến rất nhiều nạn nhân trong những ngày qua, và cầu xin cho các gia đình và bạn bè có thể tìm được sự an ủi và vỗ về.

Lời cầu nguyện của ngài cũng hướng đến những nhân viên y tế, các bác sĩ, y tá, và tất cả những người đang làm việc trong những ngày này để bảo đảm sự hoạt động thông suốt của xã hội. Đức Thánh Cha trở về Vatican khoảng 5:30 chiều.

Những dấu chỉ của lòng sùng kính

Lòng sùng kính đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Đức Mẹ Salus Populi Rômani được mọi người biết đến. Ngài đến viếng linh ảnh của Mẹ trong những ngày Lễ Mẹ Maria, và là điểm dừng để cầu nguyện trước và sau những chuyến Tông du quốc tế của ngài.

https://lh6.googleusercontent.com/0mFPrl0VOd0ZcfbYMGy9quws1gpf5JURh1vzr7yzbC3yuh2cOoQGBGGz13xvjK2IXsTkARf3Jjp940LUWqYqO1Qi7L5XV7rH_mcywKKttVu2N42EpC4BOf0f78rEl5S3gKgwqe8I
VATICAN MEDIA | AFP

Năm 593 Thánh Giáo hoàng Gregory Cả đã kiệu linh ảnh trong một cuộc rước để ngăn chặn một trận dịch. Và năm 1837 Đức Giáo hoàng Gregory XVI khẩn cầu Mẹ chặn đứng đợt dịch tả.

Điểm dừng thứ hai của Đức Thánh Cha hôm Chúa nhật cũng rất đặc biệt.

Nhà thờ San Marcello trên đường Corso lưu giữ một thánh giá bằng gỗ được tôn kính từ thế kỷ 15, điều mà các nhà học giả lưu giữ cho là thực tế nhất ở Rôma. Thánh giá đã thoát khỏi một trận hỏa hoạn, và đã cứu thành phố khỏi một trận dịch. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã ôm thánh giá này để đánh dấu đỉnh điểm của Ngày Tha Thứ trong Đại Năm Thánh 2000.

https://lh6.googleusercontent.com/n-cabKCONaQcOaiDFRC6PHlHTNHpNP0jAlPFAE65VMnJQ3IP8gRveH9eKd69iuE_PbWUmYKFUJCB1u-qFzvJy8F5OCmIggMK0peDd_4OJntVGgKhR6TCUcB1A48UtuX2x8Ls8MZG
VATICAN MEDIA | AFP

Nhiều truyền thống của phép lạ được cho là bởi “Thánh Giá Cực Thánh” bắt đầu từ ngày 23 tháng Năm năm 1519.

Trong đêm hôm đó một trận đại hỏa hoạn đã phá hủy hoàn toàn nhà thờ mang tên của Đức Giáo hoàng Marcellus. Toàn bộ tòa nhà chỉ còn là đống phế tích vào sáng hôm sau. Nhưng từ những tro tàn vươn lên một thánh giá của bàn thờ chính, không một chút hề hấn. Một ngọn đèn dầu nhỏ vẫn đang thắp sáng dưới chân Thánh giá.

Cảnh tượng quá phi thường với tín hữu Rôma, và nhiều người bắt đầu tụ tập vào các tối thứ Sáu để đọc kinh. Đức Giáo hoàng Leo X ra lệnh xây dựng lại nhà thờ năm 1519.

Ba năm sau vụ cháy, Rôma lại bị tấn công bởi trận “Đại Dịch.”

Truyền thống kể rằng các tín hữu rước thánh giá trong một cuộc rước kiệu, đi qua các con đường của Rôma tiến về Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Đoàn rước kéo dài 16 ngày: từ 4 đến 20 tháng Tám năm 1522. Khi đám rước được tiến hành, trận dịch cho thấy những dấu hiệu giảm bớt, và tất cả các khu phố đều cố tìm cách giữ thánh giá lại càng lâu càng tốt.

Cuối cùng, khi thánh giá lại tiến vào nhà thờ, trận dịch ngưng.

Từ năm 1600, đoàn rước từ nhà thờ San Marcello đến Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô trở thành một truyền thống lặp lại trong các Năm Thánh. Tên của các giáo hoàng công bố Năm Thánh được khắc vào mặt sau của thánh giá, cùng với năm.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/3/2020]

*** ***

Tin từ VietCatholicNews

Chiều Chúa Nhật 15 tháng Ba, lúc hơn 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, nơi bức ảnh của Mẹ được trưng bày và tôn kính. Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi bộ dọc theo Via del Corso – như thể đang thực hiện một cuộc hành hương – ngài đã đến thăm nhà thờ San Marcello trên đường Corso, nơi đặt một cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ. Vào năm 1522, dân chúng đã rước thánh giá này đi khắp các vùng lân cận của thành phố cầu xin cho trận dịch hạch kinh hoàng chấm dứt ở Rôma. Dưới chân thánh giá này, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện cầu xin sớm chấm dứt đại dịch đã và đang xảy ra ở Ý và trên thế giới. Ngài cũng cầu khẩn sự chữa lành cho con số đông đảo các bệnh nhân, và nhớ đến vô số các nạn nhân trong những ngày qua, và cầu xin cho gia đình, thân quyến và bạn bè của họ có thể tìm thấy sự an ủi và chữa lành. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và tất cả những người đang làm việc cật lực trong những ngày này để bảo đảm sự hoạt động điều hòa của xã hội. Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican vào khoảng 5:30 chiều.