Đức Thánh Cha Phanxico nói với các nhân viên nhà thương…

945
Đức Thánh Cha Phanxico nói với các nhân viên nhà thương: ‘Anh chị em là những môn đệ truyền giáo’
© Vatican Media

Đức Thánh Cha Phanxico nói với các nhân viên nhà thương: ‘Anh chị em là những môn đệ truyền giáo’

‘Anh chị em thi hành một trong những mối phúc cao cả nhất của lòng thương xót, vì sự cam kết của anh chị em đối với việc chăm sóc sức khỏe vượt xa công việc thực hành y học đơn thuần và đáng khen ngợi.’

21 tháng Mười Một, 2019 16:43
JIM FAIR

Đức Thánh Cha Phanxico đã dành lời khen ngợi cho các nhân viên của Nhà thương Thánh Louis ở Bangkok trong chuyến viếng thăm của ngài ngày 21 tháng Mười Một năm 2019. Chuyến thăm diễn ra vào ngày đầu tiên bận rộn của chuyến tông du tới Thái Lan từ 21 đến 23 tháng Mười Một.

Deborah Castellano Lubov, phóng viên Vatican của ZENIT, tường thuật trên Chuyên cơ Giáo hoàng.

Zenit English
@zenitenglish

Great Welcome outside St. Louis Hospital where #PopeinThailand will visit, as did his predecessor #Saint #JohnPaulII, while in #Bangkok, #Thailand #PopeVisitThailand2019 #pope#papainthailandia #PopeinJapan @popevisit_th

Đức Thánh Cha Phanxico nói với các nhân viên nhà thương: ‘Anh chị em là những môn đệ truyền giáo’

10:45 AM – Nov 21, 2019
Twitter Ads info and privacy
See Zenit English’s other Tweets

Đức Thánh Cha nói: “Tất cả anh chị em, là thành viên của cộng đồng nhà thương này, trở thành những môn đệ truyền giáo bất cứ khi nào anh chị em nhìn đến bệnh nhân của mình và anh chị em học cách gọi họ bằng tên. Cha biết rằng có những lúc sự phục vụ của anh chị em có thể trở nên nặng nề và mệt mỏi; anh chị em làm việc trong những hoàn cảnh căng thẳng, và vì lý do này, anh chị em cần được đồng hành và hỗ trợ trong công việc.

“Anh chị em là những môn đệ truyền giáo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vì anh chị em mở lòng đón nhận “một tình huynh đệ mầu nhiệm, một tình huynh đệ chiêm niệm. Nó là một tình thương huynh đệ có khả năng nhìn thấy sự cao cả thánh thiêng của người khác, của việc nhìn thấy Thiên Chúa nơi mọi người, của việc chấp nhận những phiền toái của cuộc sống chung bằng cách gắn bó với tình yêu của Thiên Chúa, của việc mở lòng ra cho tình thương của Thiên Chúa và tìm kiếm hạnh phúc của tha nhân theo gương Cha chúng ta ở trên trời” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 92).”

Nhà thương Thánh Louis ở Bangkok được thành lập năm 1898 bởi Apostolic Victor của Xiêm, Đức Tổng Giám mục Louis Vey. Sứ mạng của nhà thương dựa trên phương châm “Ở đâu có tình yêu thương, ở đó có Thiên Chúa.”

Đức Phanxico nói, “Năm nay, Nhà thương Thánh Louis kỷ niệm 120 năm thành lập. Không biết bao nhiêu người đã nhận được sự giải thoát khỏi đau đớn, được an ủi trong nỗi buồn sầu và sự được đồng hành trong nỗi cô đơn của họ! Khi cha cảm tạ ơn Chúa vì món quà là sự hiện diện của anh chị em trong những năm qua, cha xin anh chị em bảo đảm rằng việc này và các việc tông đồ tương tự có thể ngày càng trở thành một dấu chỉ và biểu tượng của một Giáo hội lên đường, trong khi thực hiện sứ mạng của mình, tìm thấy sự can đảm để mang tình yêu chữa lành của Đức Ki-tô đến tất cả những người đau khổ.”

Sau diễn từ chính thức, Đức Thánh Cha thăm các bệnh nhân trong nhà thương để an ủi và cậu nguyện cho họ.

Zenit English
@zenitenglish

‘When looking at a patient, call them by name…’ #PopeinThailand‘s advice to doctors and personnel at St Louis Hospital in #Bangkok, #Thailand #PopeVisitThailand2019 #pope #papainthailandia #PopeinJapan @popevisit_th #Thailandia

Đức Thánh Cha Phanxico nói với các nhân viên nhà thương: ‘Anh chị em là những môn đệ truyền giáo’
Dưới đây là toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha:

Các bạn thân mến,
Cha rất vui khi có cơ hội này để gặp gỡ anh chị em, các nhân viên y tế, điều dưỡng và hỗ trợ của Nhà thương Thánh Louis và các bệnh viện Công giáo và các cơ quan bác ái khác. Tôi cảm ơn ông Giám đốc vì những lời giới thiệu rất đẹp của ông. Thật là một phúc lành cho tôi khi trước hết được tận mắt chứng kiến sự phục đầy giá trị này mà Giáo hội cung cấp cho người dân Thái Lan, đặc biệt là cho những người thiếu thốn nhất. Với lòng yêu mến, cha xin chào các Nữ tu Thánh Phaolo Chartres và tất cả các nữ tu hiện diện hôm nay, và cha cảm ơn họ vì sự cống hiến thầm lặng và vui tươi của họ cho hoạt động tông đồ này trong nhiều năm qua. Anh chị em cho phép chúng tôi được chiêm ngưỡng dung nhan hiền mẫu của Thiên Chúa cúi xuống xức dầu và nâng dậy những đứa con của mình: cảm ơn anh chị em.

Cha rất vui khi nghe ông Giám đốc nói về nguyên tắc hoạt động của Bệnh viện này: Ubi caritas, Deus ibi est – ở đâu có tình yêu thương, ở đó có Thiên Chúa. Chính khi thực thi đức ái mà người Ki-tô hữu chúng ta được kêu gọi không những để chứng minh rằng chúng ta là các môn đệ truyền giáo, mà còn để kiểm tra lòng trung thành của chính chúng ta, và của các tổ chức của chúng ta, theo những đòi hỏi của vai trò làm môn đệ. Chúa nói: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40). Anh chị em là những môn đệ truyền giáo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vì anh chị em mở lòng đón nhận “một tình huynh đệ mầu nhiệm, một tình huynh đệ chiêm niệm. Nó là một tình thương huynh đệ có khả năng nhìn thấy sự cao cả thánh thiêng của người khác, của việc nhìn thấy Thiên Chúa nơi mọi người, của việc chấp nhận những phiền toái của cuộc sống chung bằng cách gắn bó với tình yêu của Thiên Chúa, của việc mở lòng ra cho tình thương của Thiên Chúa và tìm kiếm hạnh phúc của tha nhân theo gương Cha chúng ta ở trên trời” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 92).

Theo cách nhìn này, anh chị em thi hành một trong những mối phúc cao cả nhất của lòng thương xót, vì sự cam kết của anh chị em đối với việc chăm sóc sức khỏe vượt xa công việc thực hành y học đơn thuần và đáng khen ngợi. Đây không chỉ là vấn đề của những quy trình và chương trình; thay vào đó, đó là sự sẵn sàng của chúng ta mở vòng tay đón lấy bất cứ điều gì mà mỗi ngày mới đặt ra trước chúng ta. Đó là việc chào đón và mở rộng vòng tay đón nhận sự sống con người khi nó tiến vào phòng cấp cứu của Nhà thương, cần được đối xử bằng sự chăm sóc đầy lòng thương xót xuất phát từ tình yêu thương và tôn trọng phẩm giá của mỗi con người. Quá trình chữa lành phải được xem là một lần xức dầu đầy sức mạnh có thể phục hồi phẩm giá con người trong mọi tình huống, một ánh mắt trao ban cho phẩm giá và đưa ra sự hỗ trợ.

Tất cả anh chị em, là thành viên của cộng đồng nhà thương này, trở thành những môn đệ truyền giáo bất cứ khi nào anh chị em nhìn đến bệnh nhân của mình và anh chị em học cách gọi họ bằng tên. Cha biết rằng có những lúc sự phục vụ của anh chị em có thể trở nên nặng nề và mệt mỏi; anh chị em làm việc trong những hoàn cảnh căng thẳng, và vì lý do này, anh chị em cần được đồng hành và hỗ trợ trong công việc. Điều này nói cho chúng ta thấy được sự cần thiết của một thừa tác vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó không chỉ bệnh nhân mà mọi thành viên của cộng đồng này đều có thể cảm thấy được chăm sóc và hỗ trợ trong sứ mạng của mình. Xin biết rằng những nỗ lực của anh chị em và công việc của nhiều tổ chức mà bạn đại diện là một chứng tá sống động về sự quan tâm và lo lắng mà tất cả chúng ta được kêu gọi thể hiện cho mọi người, đặc biệt là người già, thanh thiếu niên và những người dễ bị tổn thương nhất.

Năm nay, Nhà thương Thánh Louis kỷ niệm 120 năm thành lập. Không biết bao nhiêu người đã nhận được sự giải thoát khỏi sự đau đớn, được an ủi trong nỗi buồn sầu và sự được đồng hành trong nỗi cô đơn của họ! Khi cha cảm tạ ơn Chúa vì món quà là sự hiện diện của anh chị em trong những năm qua, cha xin anh chị em bảo đảm rằng việc này và các việc tông đồ tương tự có thể ngày càng trở thành một dấu chỉ và biểu tượng của một Giáo hội lên đường, trong khi thực hiện sứ mạng của mình, tìm thấy sự can đảm để mang tình yêu chữa lành của Đức Ki-tô đến tất cả những người đau khổ.

Vào cuối cuộc gặp gỡ này, cha sẽ đến thăm bệnh nhân và người khuyết tật, như một cách để đồng hành trong nỗi đau của họ, tuy chỉ trong một thời gian ngắn.

Mỗi người trong chúng ta đều biết bệnh tật mang theo nó những câu hỏi xoáy sâu như thế nào. Phản ứng đầu tiên của chúng ta có thể là nổi loạn và thậm chí trải qua những khoảnh khắc hoang mang và cô đơn. Chúng ta khóc trong đau đớn, và đúng như vậy: chính Chúa Giêsu đã chia sẻ nỗi đau đớn đó và biến nó thành nỗi đau của riêng mình. Với lời cầu nguyện, chúng ta cũng muốn thông phần vào tiếng khóc đau đớn của Người.

Bằng cách hiệp nhất bản thân chúng ta với Chúa Giê-su trong cuộc thương khó của Người, chúng ta được khám phá sức mạnh của sự gần gũi của Người đối với sự mỏng giòn và những vết thương của chúng ta. Chúng ta được mời gọi để bám víu lấy Người và hy tế của Người. Nếu đôi khi chúng ta cảm nhận thấy “bánh ăn trong lúc ngặt nghèo, và nước uống trong cơn khốn quẫn”, thì chúng ta hãy cầu xin rằng, trong vòng tay giang rộng, chúng ta có thể tìm thấy sự giúp đỡ cần thiết để tìm được sự an ủi từ “Thiên Chúa, Đấng sẽ không còn lánh mặt” (x. Is 30:20), nhưng vẫn luôn ở bên chúng ta và đồng hành cùng chúng ta mọi lúc.

Chúng ta hãy đặt cuộc gặp gỡ này và cuộc sống của chúng ta dưới tấm áo choàng che chở của Mẹ Maria. Xin Mẹ hướng ánh mắt đầy thương xót về phía anh chị em, đặc biệt trong những lúc đau đớn, bệnh tật và mong manh. Xin Mẹ cầu bầu cho anh chị em ân sủng được gặp Con của Mẹ trong da thịt bị thương tổn của tất cả những người anh chị em phục vụ.

Cha chúc lành cho tất cả anh chị em và gia đình. Và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho cha.

Cảm ơn anh chị em!

© Libreria Editrice Vatican
[Nguồn: zenit]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/11/2019]