Đức Thánh Cha kêu gọi hành động trước sự biến đổi khí hậu

950
Đức Thánh Cha kêu gọi hành động trước sự biến đổi khí hậu
© Vatican Media

Diễn từ tại cuộc họp ‘Sự Biến đổi Khí hậu và Bằng chứng mới từ Khoa học, Kỹ thuật, và Chính sách’, được tổ chức bởi Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học

27 tháng Năm, 2019 17:44

JIM FAIR

Ngày 27 tháng Năm, 2019, Đức Thánh Cha Phanxico lặp lại lời kêu gọi hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Phát biểu của ngài tại khán phòng Casina Pio IV trong Vatican, nhân dịp cuộc họp “Sự Biến đổi Khí hậu và Bằng chứng mới từ Khoa học, Kỹ thuật, và Chính sách,” được tổ chức bởi Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học.

“Những hiện tượng ngày nay cho thấy không tốt. Những đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng, cho dù các nhà khoa học nói với chúng ta rằng những nhiên liệu hóa thạch đó cần phải ở lại trong lòng đất,” Đức Thánh Cha giải thích. “Cơ quan Năng lượng Quốc tế gần đây báo cáo cho biết những sự đầu tư vào năng lượng sạch tiếp tục giảm sút trong năm thứ hai, dù rằng các chuyên gia liên tục chứng minh cho thấy những ích lợi đối với môi trường của con người xuất phát từ nguồn năng lượng sạch từ gió, mặt trời, và nước đem lại. Chúng ta lại tiếp tục đi theo những con đường xưa cũ vì chúng ta bị vướng vào những tính toán sai lầm và bởi sự sự hủ hóa đối với những lợi ích được hưởng. Chúng ta vẫn đánh giá là lợi nhuận đối với những gì đe dọa đến sự tồn tại của chúng ta … Những hiện tượng của sức trì trệ toàn cầu thật đáng lạ.”

Đức Thánh Cha đề nghị những điểm sau:

  • đánh giá đúng những gì là quan trọng, những gì không cần thiết;
  • sửa lại cho đúng những báo cáo quốc gia và báo cáo doanh nghiệp của chúng ta, để ngăn lại những hoạt động đang tàn phá hành tinh của chúng ta;
  • đặt dấu chấm hết cho sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu;
  • mở ra một chương mới của năng lượng sạch và an toàn, chẳng hạn tận dụng những nguồn năng lượng tái sinh như gió, mặt trời, và nước;
  • trên hết, phải hành động một cách thận trọng và có trách nhiệm trong các nền kinh tế để thật sự đáp ứng được nhu cầu của con người, thúc đẩy nhân phẩm, giúp đỡ người nghèo và thoát khỏi sự sùng bái đồng tiền là nguyên nhân gây ra quá nhiều

“Là các nhà quản lý các nền tài chính thế giới, tôi hy vọng rằng quý vị sẽ cùng đồng thuận về một chương trình chung phù hợp với khoa học về khí hậu, với những khám phá mới nhất trong công nghệ năng lượng sạch, và trên hết là phù hợp với đạo đức của phẩm giá con người,” Đức Phanxico nói với mọi người. “Tôi xin quý vị hãy mời gọi các bộ trưởng tài chính của quý vị trên thế giới cùng chung sức trong các nỗ lực và chương trình. Ước mong rằng công cuộc của quý vị với các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật và các dân tộc trong đất nước của quý vị, đặc biệt là những người nghèo nhất, đạt được Những Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp ước Paris về Khí hậu.”

Toàn văn phát biểu của Đức Thánh Cha

Kính thưa quý vị,

Tôi xin gửi lời chào thân ái đến từng quý vị hiện diện tại đây: ngài Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp quốc và các Bộ trưởng Tài chính từ nhiều quốc gia. Tôi vô cùng cảm kích vì quý vị đã đến Vatican để thảo luận một vấn đề rất quan trọng cho con người và toàn thể tạo vật. Chúng ta đang sống trong một thời đại khi mà lợi tức và thua lỗ dường như được đánh giá quan trọng hơn những mạng sống và cái chết, và khi mà tổng tài sản của một công ty được xem ưu tiên hơn giá trị vô tận của gia đình nhân loại. Quý vị hiện diện ở đây hôm nay nhằm phản ánh về cách để cứu vãn cuộc khủng hoảng sâu rộng này do sự lẫn lộn giữa những điều thuộc đạo đức và những điều thuộc tài chính. Quý vị ở đây để giúp chặn đứng một cuộc khủng hoảng đang đưa thế giới đến thảm họa.

Sự tương thuộc toàn cầu ngày nay buộc chúng ta phải suy nghĩ về một thế giới với một chương trình chung (Tông huấn Laudato Si’, 164). Năm 2015, các quốc gia trên thế giới đã cùng tham gia, bằng sự đồng ý giữa các bên, trong việc ủng hộ hai hiệp ước quan trọng: Những Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp ước Khí hậu Paris COP21. Là các nhà lãnh đạo tài chính của đất nước, quý vị có trách nhiệm phải làm việc để đạt được những mục tiêu mà các chính phủ quý vị đã thông qua, vì ích lợi của con người hôm nay và trong tương lai. Đây là một cam kết căn bản. Chúng ta phải đạt được những gì chúng ta đã cùng đồng thuận, vì sự tồn tại và hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào nó.

Những hiện tượng ngày nay cho thấy không tốt. Những đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng, cho dù các nhà khoa học nói với chúng ta rằng những nhiên liệu hóa thạch đó cần phải ở lại trong lòng đất. Cơ quan Năng lượng Quốc tế gần đây báo cáo cho biết những sự đầu tư vào năng lượng sạch tiếp tục giảm sút trong năm thứ hai, dù rằng các chuyên gia liên tục chứng minh cho thấy những ích lợi đối với môi trường của con người xuất phát từ nguồn năng lượng sạch từ gió, mặt trời, và nước đem lại. Chúng ta lại tiếp tục đi theo những con đường xưa cũ vì chúng ta bị vướng vào những tính toán sai lầm và bởi sự sự hủ hóa đối với những lợi ích được hưởng. Chúng ta vẫn đánh giá là lợi nhuận đối với những gì đe dọa đến sự tồn tại của chúng ta

Những hiện tượng của sức trì trệ toàn cầu thật đáng lạ. Khoảng hai tuần trước, một số trung tâm nghiên cứu khoa học đã ghi lại nồng độ carbon dioxide trong khí quyển – một trong những nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu liên quan đến hoạt động của con người – đã đạt tới ngưỡng 415 phần triệu, mức cao nhất từng được ghi nhận. Trên khắp thế giới, chúng ta đang chứng kiến những đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng, lũ lụt và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác, mực nước biển dâng cao, sự xuất hiện của nhiều bệnh tật và những vấn đề xa hơn cho thấy một linh cảm kinh khủng về những điều còn tồi tệ hơn sẽ xảy đến, trừ khi chúng ta hành động và hành động cấp bách.

Trong cuộc họp hôm nay của quý vị, quý vị đã được nghe từ các nhà khí hậu và chuyên gia hàng đầu. Thông điệp của họ rất rõ ràng và dứt khoát. Chúng ta cần phải hành động quyết liệt để chấm dứt tình trạng phát thải khí nhà kính trong thời hạn muộn nhất là đến giữa thế kỷ, và thậm chí còn làm nhiều hơn thế. Phải giảm đáng kể những nồng độ carbon dioxide để đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà chung của chúng ta. Quý vị cũng nghe nói rằng điều này có thể được thực hiện với chi phí thấp bằng cách sử dụng nguồn năng lượng sạch và cải thiện hiệu quả năng lượng.

Lý trí tự nó làm cho điều này trở nên rõ ràng và trở nên như nền tảng cho hành động chung của chúng ta. Do đó, chúng ta hãy quyết tâm cùng nhau làm việc để đạt được những mục tiêu này:

  • đánh giá đúng những gì là quan trọng, những gì không cần thiết;
  • sửa lại cho đúng những báo cáo quốc gia và báo cáo doanh nghiệp của chúng ta, để ngăn lại những hoạt động đang tàn phá hành tinh của chúng ta;
  • đặt dấu chấm hết cho sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu;
  • mở ra một chương mới của năng lượng sạch và an toàn, chẳng hạn tận dụng những nguồn năng lượng tái sinh như gió, mặt trời, và nước;
  • trên hết, phải hành động một cách thận trọng và có trách nhiệm trong các nền kinh tế để thật sự đáp ứng được nhu cầu của con người, thúc đẩy nhân phẩm, giúp đỡ người nghèo và thoát khỏi sự sùng bái đồng tiền là nguyên nhân gây ra quá nhiều

Quý vị là các nhà lãnh đạo tài chính quốc gia; quý vị nắm giữ những sổ sách cho chính phủ. Do vậy, vượt trên tất cả, chúng ta phải chân nhận cuốn sổ của chính sự sống, của phẩm giá con người và sự tồn tại. Vì lợi nhuận nào sẽ mang đến cho con người nếu anh ta được cả thế gian, nhưng lại mất linh hồn? (x. Mc 8:36). Nó là vấn đề của việc cộng thêm nhiều thứ, tính toán cần thiết để cứu cho thế giới chúng ta thoát khỏi sự thờ ơ và khỏi sự sùng bái đồng tiền. Đó là điều mà Chúa Giê-su có ý nói khi Người nói với chúng ta rằng người có tinh thần nghèo khó là có phúc, vì gia tài của họ là nước trời (x. Mt 5:3).

Là các nhà quản lý các nền tài chính thế giới, tôi hy vọng rằng quý vị sẽ cùng đồng thuận về một chương trình chung phù hợp với khoa học về khí hậu, với những khám phá mới nhất trong công nghệ năng lượng sạch, và trên hết là phù hợp với đạo đức của phẩm giá con người. Tôi xin quý vị hãy mời gọi các bộ trưởng tài chính của quý vị trên thế giới cùng chung sức trong các nỗ lực và chương trình. Ước mong rằng công cuộc của quý vị với các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật và các dân tộc trong đất nước của quý vị, đặc biệt là những người nghèo nhất, đạt được Những Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp ước Paris về Khí hậu.

Khi chương trình chung được sự đồng thuận của các chính phủ của quý vị, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ gặp gỡ trở lại, để tạ ơn Chúa vì lòng thương xót của Người đã giúp chúng ta có thể sửa chữa lại con đường của chúng ta trước khi nó quá muộn. Thời gian là vấn đề cốt lõi. Chúng ta chờ đợi hành động dứt khoát của quý vị vì lợi ích cho toàn nhân loại.

Với những suy tư này, một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng tri ân của mình và khẩn xin muôn ơn lành của Chúa đổ xuống trên quý vị. Xin cảm ơn quý vị!

[00933-EN.01] [Văn bản chính: tiếng Ý]

© Libreria Editrice Vatican

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/5/2019]