Đức Giám mục sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử Nagasaki phát biểu nhân tưởng niệm 75 năm

752

Domínio Público

John Burger
05 tháng Tám, 2020

Mất niềm tin vào con người là hậu quả xấu nhất của biến cố, Đức Giám mục Mitsuaki Takami nói.

Mitsuaki Takami, là một thai nhi ba tháng tuổi chưa chào đời vào ngày 9 tháng Tám năm 1945, khi gia đình ngài sống trong cảnh địa ngục. Thực tế rất nhiều người họ hàng thân thuộc của cậu bé đã chết trong vụ ném bom nguyên tử vào thành phố Nagasaki hôm đó — lần sử dụng vũ khí nguyên tử thứ hai trong lịch sử — hoặc chết trong những ngày và tuần lễ sau đó, Takami được cứu thoát.

Hôm nay, 75 năm sau các biến cố thảm kịch dẫn đến sự đầu hàng của Nhật và chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến, ngài Takami là một tổng giám mục Công giáo Roma của Nagasaki và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Nhật Bản.

Khi thế giới đánh dấu kỷ niệm 75 năm ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, ngài Takami phản ánh về ý nghĩa và những ngụ ý của Hoa Kỳ quyết định sử dụng vũ khí trong một diễn đàn được Đại học Georgetown tài trợ.

Nagasaki là một khu vực ở Nhật Bản với lịch sử Công giáo phong phú.

Maryann Cusimano Love, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Công giáo Hoa kỳ, trong bài giới thiệu về sự kiện trên mạng, nói rằng thật là mỉa mai khi Hoa Kỳ, qua việc sử dụng bom nguyên tử ở Nagasaki, đã thực hiện được những gì mà nhiều thế kỷ bách hại không thể làm được: “phá hủy trung tâm Kitô giáo ở Nhật và Châu Á.”

“Sự sống của Đức Tổng Giám mục Takami là chứng thực cho một phép lạ — rõ ràng ngài đã sống sót qua vụ nổ giết chết quá nhiều người — nhưng cũng như những tảng đá sống động để tái thiết Giáo hội và nước Nhật bằng đời sống của họ. Các linh mục và nữ tu nằm trong số những người phản ứng đầu tiên ở Hiroshima, chăm sóc cho nhu cầu của những người sống sót sau vụ ném bom, nhắc nhở tất cả chúng ta rằng thậm chí ngay giữa sự kinh hoàng của chiến tranh, tình yêu thương là có thể, hòa bình là có thể, hòa bình là thực tế, hòa bình là tiếng gọi của chúng ta. Thay vì chấm dứt Giáo hội, hoặc quay lại với vòng xoáy của sự trả thù và bạo lực, Nagasaki đã vươn dậy từ những đống tro tàn để giáo dục, bảo vệ, và trở thành những đại sứ cho hòa bình, mang theo thông điệp từ Nagasaki đến toàn thế giới.”

Đức Tổng Giám mục Takami nói rằng khi quả bom rơi xuống, 14 người giáo dân của nhà thờ Urukami trong thành phố đang đi xưng tội để chuẩn bị cho lễ Lên trời. Họ và hai linh mục bị giết chết ngay tức thì. Trong khoảng hơn hai tháng sau đó, khoảng 8.500 người trong số 12.000 giáo dân của Urukami đã chết, hậu quả của vụ nổ hoặc do nhiễm phóng xạ.

Nhưng cho dù có sự tổn thất về nhân mạng và bị tàn phá, Đức Tổng Giám mục nói rằng có một điều còn quan trọng hơn bị mất mát trong ngày hôm đó: nhiều người Công giáo đã mất đức tin và rời bỏ Giáo hội.

Và, trích dẫn lời của Takashi Nagai, một chuyên gia X-quang và là tác giả của quyển The Bells of Nagasaki (Những quả chuông của Nagasaki), Đức Tổng Giám mục Takami cảm thán rằng người ta mất niềm tin vào con người.

Đức Giám mục David Malloy của Giáo phận Rockford, Illinois, và là chủ tịch của Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế, Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa kỳ, cũng phát biểu trong diễn đàn.

Đức Giám mục Malloy nói, “Chúng ta không thể để một điều như vậy trở thành một khái niệm trừu tượng. Luôn luôn có những con người và gia đình và những câu chuyện trong những thời khắc đó.”

Diễn đàn được tổ chức bởi Trung tâm Berkley về Tôn giáo, Hòa bình và các Vấn đề Thế giới của Đại học Georgetown, và Mạng lưới Xây dựng Hòa bình Công giáo, cùng với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Kroc của Đại học Notre Dame, Trường Ngoại giao Quốc tế Keough; Trung tâm Công giáo Sheil của Đại học Tây Bắc; Hội đồng Giám mục Công giáo Nhật Bản, Hội đồng Công lý và Hòa bình Công giáo Nhật Bản; Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Văn phòng Tư pháp và Hòa bình Quốc tế; Viện Nghiên cứu Chính sách và các Môn học Công giáo thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ; Liên đoàn các trường Đại học Công giáo Quốc tế; và Pax Christi Quốc tế. Đó là một trong hàng loạt các sáng kiến của Dự án Hồi sinh sự Cam kết của Công giáo đối với vấn đề Giải trừ vũ khí nguyên tử.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/8/2020]