by phanxicovn
famillechretienne.fr, Antoine-Marie Izoard, 2018-05-02
Các thông tin sai sẽ nói cho bạn đồng phục này do danh họa Michelangelo vẽ. Trên thực tế đồng phục này mới có từ thế kỷ 20, cảm hứng từ các bức bích họa của Raphaël.
Gần như chúng ta không biết gì về bộ đồng phục của các cận vệ đầu tiên được Đức Giáo hoàng Julius II thành lập, ngài muốn có một đội cận vệ thường xuyên canh gác bên cạnh mình. Ngày 22 tháng 1 năm 1506, một trăm năm mươi người lính Thụy Sĩ bước vào Rôma ăn mặc với chi phí của mình. Có thể họ mang trên ngực chiếc khăn chéo thêu màu trắng hoặc có hai chìa khóa giáo hoàng xéo nhau. Vai, ngực và cánh tay của họ được phủ bằng một loại khiên kim loại. Trên phần phồng của tay áo và quần có thể họ dùng vải đủ màu. Dần dần với thời gian, với tiến bộ kỹ thuật và thời trang, họ đội mũ và cổ áo kiểu Pháp theo ảnh hưởng của cách mạng hoặc, từ năm 1850 họ đội mũ Phổ với bờm trắng.
Mãi cho đến năm 1914, chỉ huy trưởng Jules Repond, một nhà cải cách vĩ đại của Đội cận vệ Thụy Sĩ mới trở về với đồng phục nguyên thủy. Ông lấy cảm hứng từ các hình ảnh lịch sử, chẳng hạn các hình ảnh được Raphaël vẽ từ bốn thế kỷ trước trên bức bích họa Thánh lễ Bolsena trong dinh Vatican, dù năm người được cho là người Thụy Sĩ nhưng thực sự đó là năm người khiêng ghế giáo hoàng. Sau đó, ông Jules Repond dùng màu xanh, màu vàng-cam, màu đỏ là các màu của gia đình Medicis và Della Rovere. Ông thay thế chiếc mũ thường bằng mũ bê-rê và mũ đội bằng nhôm với các cạnh hai bên nâng lên theo biểu tượng của giáo hoàng Julius II, được trang trí bằng lông vũ. Đồng phục của sĩ quan là màu đỏ tía.
Mỗi cận vệ có ba bộ đồng phục may theo ni tấc của mình: một đồng phục mùa hè, một mùa đông và một phục vụ. Bộ đồng phục phục vụ được mặc khi đào tạo, khi làm việc ban đêm và tại cổng Thánh Annà, cổng vào được dùng nhiều nhất ở Vatican. Đồng phục mùa hè và mùa đông chỉ khác nhau bằng vải mỏng hay dày. Bộ đồng phục ngày lễ lớn là bộ đồng phục ghép một trăm năm mươi bốn miếng, chỉ mặc trong những buổi lễ long trọng.
Ông Pierre-Yves Fux: Đại sứ Thụy Sĩ
“Mọi khách đến Vatican và đến gần Đức Giáo hoàng đều được Đội Cận Vệ chào đón, quan sát và kiểm soát. Đối với đại sứ Thụy Sĩ tại Tòa Thánh, các cận vệ cũng thuộc phần vụ của tòa lãnh sự! Điều ngạc nhiên hoặc gây ấn tượng cho người khác lại tạo cho tôi một tình thân gia đình: chúng tôi nói tiếng Pháp, tiếng Ý hoặc phương ngữ Đức và chúng tôi nhận ra nhau. Trước một trăm mười thành viên của quân đội lâu đời nhất trên thế giới, tôi có một lòng kính trọng sâu sắc. Đằng sau công việc khó khăn và tế nhị là một cam kết hiếm hoi: mỗi ngày 6 tháng 5, các tân cận vệ long trọng thề sẽ vâng lời và trung thành dù phải hy sinh mạng sống của mình. Giống như các người đi trước họ, lòng trung thành của họ không suy suyển. Vào ngày 21 tháng 6, một số cận vệ sẽ đi theo Đức Phanxicô đi Geneva”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Vài hình ảnh trên trang FB của Đội Cận Vệ Thụy Sĩ: