Giáo Hội toàn cầuTin tức

Christophe Dickès: “Đức Phanxicô cũng sẽ từ nhiệm như Đức Bênêđíctô XVI đã từ nhiệm”

Christophe Dickès: “Đức Phanxicô cũng sẽ từ nhiệm như Đức Bênêđíctô XVI đã từ nhiệm”

fr.news.yahoo.com, Pauline Sommelet, 2025-03-4

 

Ảnh © Alessandra Tarantino/AP/SIPA

Theo thông tin của Vatican, tình trạng sức khỏe của Đức Phanxicô vẫn còn mong manh và nếu ngài không lành hẳn thì thời gian dưỡng bệnh của ngài sẽ kéo dài, công việc sẽ phải nhẹ bớt: đây có phải là điều Vatican dự trù không? Liệu chúng ta có thể hình dung tình trạng này sẽ giống tình trạng của Đức Gioan-Phaolô II trước khi ngài qua đời không?

Trong các tình huống này, Vatican phụ thuộc vào sức khỏe của Giáo hoàng và vào thiện chí của ngài. Trên thực tế, đây chính là trường hợp của Đức Phanxicô, ngài có nghĩ đến việc liệu mình có thể hoàn thành nghĩa vụ không? Ngài đã nói, ngài sẽ từ nhiệm nếu ngài cảm thấy không có khả năng để chu toàn chức vụ. Ngay từ những tháng đầu tiên ngài đã viết về việc này. Nhưng khi tôi nói với quý vị về chuyện này, ngài có vẻ đã khả quan hơn…

Ngược lại, chúng ta có thể hình dung một vụ từ nhiệm không?

Về mặt pháp lý, một Giáo hoàng không từ nhiệm, ngài không bỏ chức vụ của ngài. Chữ “từ nhiệm” là một chữ đúng trong nghĩa này. Vậy chúng ta có thể hình dung Đức Phanxicô quyết định từ bỏ trách nhiệm của ngài – như Đức Bênêđíctô XVI đã làm. Khi quyết định từ bỏ chức vụ của mình, Đức Bênêđíctô XVI là người đầu tiên cho rằng, tiêu chuẩn thể lý là yếu tố quyết định trong việc thực thi quyền lực. Vì thế tình huống của thời Đức Gioan-Phaolô II là cách mạng: có báo cáo cho rằng những năm cuối cùng của ngài, sự vắng mặt của ngài không giúp gì cho việc điều hành Giáo hội. Đây chính là tình huống mà Đức Bênêđíctô XVI muốn tránh và rõ ràng Đức Phanxicô cũng muốn tránh.

Đây có phải là viễn cảnh mà Vatican phải đối diện không?

Đúng, tôi nghĩ các Hồng y đã sẵn sàng về Rôma. Đây là dấu hiệu không thể lầm. Hiện nay có ba mươi Hồng y ở Rôma. Các Hồng y khác sẽ xác nhận dấu hiệu này.

Tháng 12 năm ngoái, Đức Phanxicô đã làm nhẹ thể thức chôn cất ngài, khi ngài qua đời thì tang lễ sẽ tổ chức như thế nào. Liệu đây có phải là nghi thức chỉ dành cho ngài hay sẽ là một thay đổi mang tính quyết định?

Chúng tôi không thể nói được. Chúng tôi hiểu với những gì ngài tuyên bố, đó là để làm nhẹ bớt sự trang trọng của buổi lễ. Có quàn thi thể cho giáo dân đến viếng không? Tang lễ sẽ tổ chức như thế nào? Không ai biết… Mỗi Giáo hoàng sẽ quyết định theo cách của mình. Tôi nghĩ về vấn đề này Giáo hoàng sắp tới sẽ không buộc phải làm như vậy.

Cho đến bây giờ, Đức Phanxicô đã phong rất nhiều Hồng y cử tri, như thế sẽ có người kế nhiệm theo đường lối của ngài. © Gregorio Borgia/AP/SIPA

Trong chừng mực nào ngài đã chuẩn bị cho việc kế thừa ngài? Đức Phanxicô đã phong 110 Hồng y trong số 138 Hồng y hiện nay. Người kế nhiệm ngài có buộc phải theo đường hướng của ngài không?

Đúng, Đức Phanxicô đã phong rất nhiều Hồng y theo đường hướng của ngài. Theo quan điểm của tôi, đây lại là một vấn đề vì toàn bộ sự nhạy cảm của Giáo hội thể hiện qua Hồng y đoàn. Bây giờ không còn như thế.

Như thế Giáo hoàng tiếp theo sẽ là Phanxicô II, là Giáo hoàng theo đường lối của Giáo hoàng Argentina?

Không có gì chắc chắn. Mật nghị luôn có những bất ngờ. Năm 2013, mọi người nghĩ Giáo hoàng tiếp theo sẽ là Giáo hoàng theo đường lối “ratzingueur”, có nghĩa là theo đường hướng của Đức Bênêđíctô XVI. Nhưng không phải!

Những mật nghị trước diễn ra rất nhanh, mật nghị này có thể kéo dài hơn không? Nếu có, vì sao?

Các mật nghị diễn ra theo các phiên họp, nhưng một cách không chính thức. Mật nghị lần cuối diễn ra rất nhanh, vì việc bầu Hồng y Bergoglio thực sự đã diễn ra trước khi các Hồng y vào Nhà nguyện Sixtine. Một mật nghị với bảy hoặc tám vòng bầu, nhưng quý vị thấy, hiểu biết mật nghị là cả một hiểu biết! Việc dự đoán trong vấn đề này là cả một cá độ! Câu hỏi được đặt ra, liệu một mật nghị có được nổi bật và được một nhóm Hồng y theo hay không.

Làm sao định dạng các chiều hướng khác nhau của Giáo hội, các chiều hướng này sẽ “chạm trán” như thế nào trong tiến trình bầu cử?

Đặc điểm của các Hồng y trong mật nghị: họ ở xa Rôma. Nói cách khác, họ là những người không biết nhau, nếu có thì rất ít. Như thế những người bầu Giáo hoàng sẽ đóng một vai trò quan trọng, nhưng đây là “điểm yếu” vì như thế sẽ làm đảo lộn cuộc bầu cử. Số lượng ở đây rất quan trọng vì sẽ xa truyền thống phân chia người cấp tiến và người truyền thống.

Sau hai triều giáo hoàng tương đối ngắn, nếu chọn Giáo hoàng trẻ có phải là điều tối quan trọng cho chức vị Giáo hoàng không?

Kể từ thế kỷ 19, thời gian trung bình của một giáo hoàng trong thời hiện đại là 15 năm. Với Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô chúng ta ở dưới mức trung bình này. Tôi không thấy các Hồng y chọn người trẻ. Tuổi già là một đảm bảo.

Theo ông, chân dung các Hồng y có thể làm Giáo hoàng như thế nào?

Tôi nghĩ các Hồng y sẽ bầu một Giáo hoàng ít tạo chia rẽ hơn, nhất là có khả năng điều khiển Giáo triều. Vấn đề triều của Đức Phanxicô là ngài đã đào một hố sâu giữa chính quyền của ngài và Giáo triều. Đó là lý do vì sao tôi nói nên bầu một người Ý vì trong bối cảnh hiện nay, chỉ có người Ý mới đặt Giáo triều lên đường ray sau nhiều năm Giáo triều bị mất uy tín.

Christophe Dickès là sử gia, chuyên gia về quan hệ quốc tế, Công giáo đương đại và Tòa thánh.

Trong một thông điệp thu thanh, với giọng nói run run, Đức Phanxicô cám ơn giáo dân đã cầu nguyện và nâng đỡ ngài

Tình trạng sức khỏe của Đức Phanxicô đã được ổn định

Ai sẽ là Giáo hoàng tiếp theo?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài liên quan

Back to top button