Các nhà ngoại giao của giáo hoàng

1408

by phanxicovn

la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, 2018-01-09
Tài liệu “Các nhà ngoại giao của giáo hoàng” của nữ nhà báo chuyên gia Vatican Constance Colonna-Cesari được phát ngày thứ ba 9 tháng 1 – 2018 trên kênh truyền hình Arte, cho thấy cách điều hành của ngành ngoại giao giáo hoàng không phải chỉ ở các tòa sứ thần, nhưng còn có thể dựa trên “quyền lực mềm”.
Đức Phanxicô đã nói “Thánh Phêrô không có chương mục ngân hàng” khi ngài nói về các sai trệch của Ngân hàng Vatican IOR. Thánh Phêrô cũng không có các đại sứ, nhưng không vì thế mà ngày nay Đức Phanxicô không có bộ máy ngoại giao Vatican tài tình khéo léo…
Về mặt pháp lý, nền ngoại giao Vatican dựa trên các thỏa hiệp Latran, chắc chắn chưa bao giờ nền ngoại giao này lại mạnh như vậy. Qua tài liệu này, với tất cả sự phân tích khéo léo của người am tường trong ngành, bà Constance Colonna-Cesari đã cho thấy các  ngõ ngách của con đường ngoại giao này.
Nền ngoại giao giáo hoàng không phải chỉ ở các tòa sứ thần, tòa đại sứ Vatican, nhưng còn dựa trên “quyền lực mềm” mà từ nhiều thế kỷ nay đã là một chuyên ngành của Giáo hội, có một mạng lưới phi thường từ các giáo hội địa phương đến các cơ quan từ thiện, các cơ sở học đường…
Trong một tôn giáo được tập trung hóa như công giáo, tất cả đều có lợi điểm là, lúc này lúc khác, đều quy tụ về trọng tâm là Rôma. Để rốt cùng, nhân cách của một giáo hoàng như Giáo hoàng Phanxicô, với hào quang quốc tế đã cho ngài một sức mạnh đặc biệt, giống như thời của Đức Gioan-Phaolô II.
Một ảnh hưởng có giới hạn
Đối với các tín hữu Trung Đông, hoặc trong thỏa hiệp giữa Cuba và Mỹ, tài liệu cho thấy các mục đích của Tòa Thánh và các phương tiện được dùng. Tài liệu cũng cho thấy, vì luôn muốn duy trì dây liên lạc nên giáo hoàng đã phải “nói chuyện với quỷ” hay ít nhất phải liên hệ với những người không nên liên hệ như chế độ của Tổng thống Bachar Al Assad, Syria.
Nhưng nền ngoại giao này tiêu biểu ở nghệ thuật thỏa hiệp. “Phong cách Phanxicô” là ngài biết kèm theo các hành vi ngôn sứ của mình như trong trường hợp của người di dân. Cái bẫy, không bao giờ có thể tránh được bẫy, là gán cho ngài một quyền lực quan trọng hơn mà ngài không thể có…
Như thế, ảnh hưởng của giáo hoàng thì có giới hạn. Đó là nền ngoại giao có “đèn hiệu kém” vì không dựa trên kinh tế, quân sự. Nhưng lại mang đến một hình thức tự do. Và đó cũng là tất cả giới hạn của nó.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Xin đọc: Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

http://vi.radiovaticana.va/news/2018/01/08/%C4%91%E1%BB