Các nhà khoa học không thể giải thích tại sao tấm áo choàng Guadalupe không bị phân hủy

269

Tri Khoan chuyển ngữ

Shutterstock

Philip Kosloski11/12/22

Sau gần 500 năm, chiếc áo choàng (tilma) mang hình Đức Mẹ Guadalupe vẫn được gìn giữ hoàn hảo, trong khi lẽ ra nó đã phải mục nát.

Tấm áo choàng của Thánh Juan Diego, mang hình ảnh phép lạ của Đức Mẹ Guadalupe, đã được trưng bày ở Mexico trong gần 500 năm, nhưng nó không có bất kỳ dấu hiệu mục nát nào.

Thực tế này đã khiến nhiều nhà khoa học bối rối, vì chiếc áo choàng được làm bằng một chất liệu lẽ ra phải bị phân hủy chỉ vài năm sau khi được trưng bày.

Tiến sĩ Aldofo Orozco giải thích tình trạng tại Đại hội Thánh Mẫu Quốc tế về Đức Mẹ Guadalupe vào năm 2009, theo ghi nhận của Catholic News Agency.

Tất cả các loại vải tương tự như Tấm áo Tilma đã được đặt trong môi trường mặn và ẩm xung quanh Vương cung Thánh đường đều tồn tại không quá mười năm… Tấm áo Tilma ban đầu đã được đặt trong môi trường này khoảng 116 năm mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào, hứng chịu tất cả sự bức xạ hồng ngoại và cực tím từ hàng vạn ngọn nến gần đó, và tiếp xúc với không khí ẩm và mặn xung quanh đền thờ.

Hơn nữa, tấm áo choàng đã phải chịu đựng đủ mọi hình thức ngược đãi, chẳng hạn như việc vô tình làm đổ dung môi axit nitric 50% vào năm 1785. Chiếc áo choàng không hề hấn gì sau vụ việc.

Chiếc áo choàng thậm chí còn tồn tại sau vụ ném bom Vương cung Thánh đường năm 1921. Mọi thứ xung quanh tấm áo đều bị hư hại nặng nề, nhưng chiếc áo thì không.

Tiến sĩ Orozco nói rằng sự gìn giữ tấm áo chỉ đơn giản là “vượt quá bất kỳ lời giải thích khoa học nào”.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/12/2022]