Các Giáo hội giải quyết ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em ở Châu Á

710

Các Giáo hội giải quyết ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em ở Châu Á
© Fides

Hàng ngàn trẻ em bị đẩy vào thị trường lao động

18 tháng Sáu, 2020 09:18
ZENIT STAFF

“Trẻ em có quyền được bảo vệ tránh mọi hình thức phân biệt đối xử, bóc lột và bạo lực. Tác động của những biện pháp ngăn chặn Covid-19 ở nhiều nước Châu Á, việc đóng cửa trường học và tình trạng căng thẳng gia tăng đối với các gia đình không thể và không được biến thành nạn bóc lột, lạm dụng, và bạo lực đối với trẻ em. Hỗ trợ và thăng tiến phẩm giá và quyền của trẻ em phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, Giáo hội và tất cả các cộng đồng tôn giáo. Trẻ em phải ở trung tâm của sự phản ứng đối với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, kinh tế và xã hội.”

Đây là những điều được các nhà hoạt động vì quyền trẻ em và các nhà lãnh đạo những Giáo hội Châu Á báo cáo, họ đã tham dự một hội nghị trực tuyến, tiếp theo là Agenzia Fides, được tổ chức bởi “Hội đồng Kitô giáo Châu Á” (CCA) về chủ đề “Thúc đẩy phẩm giá và quyền của trẻ em giữa cuộc khủng hoảng Covid-19.” Tổng thư ký CCA, Mathews George Chunakara, nhấn mạnh rằng “các nhu cầu của trẻ em giữa đại dịch đã trở nên vô hình.” Ông nhận xét: “Tác động của coronavirus có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến sự hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Do đó, quyền của các em phải được bảo vệ, bảo đảm sự hạnh phúc và phẩm giá của tuổi thơ: chất lượng cuộc sống là một quyền của tất cả trẻ em.”

Hàng triệu trẻ em ở Châu Á có nguy cơ bị đẩy vào thị trường lao động: cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra có thể dẫn đến “lần đầu tiên gia tăng số lao động trẻ em sau 20 năm xúc tiến,” báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế và Unicef nhân “Ngày thế giới chống lao động trẻ em” (12 tháng Sáu), và trước thềm năm 2021, được LHQ công bố là “Năm Quốc tế Xóa bỏ Lao động Trẻ em.” Đánh giá về tình trạng đã giảm từ năm 2000 đến nay, nhưng bây giờ có thể quay trở lại, báo cáo do hai tổ chức công bố nhấn mạnh về tình trạng ngày càng xấu đi của trẻ em ở Châu Á, tàn phá rất lớn đối với sức khỏe và sự an toàn. Khu vực Đông Á và vùng Thái Bình Dương là nơi cư trú của 70% người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên toàn cầu: ngoài những rủi ro liên quan đến đại dịch, người dân phải đối mặt với biến đổi khí hậu, đô thị hóa, di cư, những hiện tượng đang làm trầm trọng thêm hoàn cảnh dễ bị tổn thương hiện tại. Trẻ em là nạn nhân đầu tiên.

Ở Đông Nam Á, ASEAN (một hiệp hội khu vực quy tụ 10 quốc gia trong vùng) đã thảo luận về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt đối với tình trạng bạo lực gia đình trong đại dịch. Nhận thức xã hội và thể chế về những vấn đề này đang gia tăng ở một số nước Châu Á: số những cuộc gọi đến đường dây điện thoại đặc biệt của Hội Phụ nữ Việt Nam đại diện cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình trong thời gian cách ly xã hội đã tăng 50% và số nạn nhân được giải cứu hoặc bị truy tố tăng 80%. Về tác động của đại dịch đối với trẻ em, một cuộc khảo sát của Hiệp hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho thấy 48% trường hợp được báo cáo bị hành hạ bằng lời nói, đồng thời 8% bị đánh đập, và 32,5% cho biết các bé không có được sự chăm sóc phù hợp của gia đình.

Nếu bước đầu tiên là được thông báo và bước thứ hai chắc chắn phải có sự hiện diện của các cơ cấu bảo vệ, thì trụ cột bảo vệ các bé vẫn là luật cho phép bảo vệ quyền trẻ em. Từ quan điểm này, Miến Điện – quốc gia với ước tính số lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi chiếm gần 10% dân số – đã ký Công ước về độ tuổi lao động tối thiểu do Tổ chức Lao động Quốc tế đề xuất, tổ chức quy định thiết lập các chính sách về tuổi quốc gia nhằm xóa bỏ lao động trẻ em. Công ước được quốc hội Miến Điện phê chuẩn vào ngày 8 tháng Sáu.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/6/2020]