Thứ Năm 26.09 | Th. Jean de Bréboeuf và Isaac Jogues, Quan Thầy bậc nhì của Canada | Lời Chúa năm B

46

Thánh Isaac Jogues, Gioan Brébeuf và các bạn tử đạo

Ngay từ năm 1608, hai tu sĩ dòng Tên đã được gởi tới miền Nova Scotia, nhưng công cuộc sớm bị ảnh hưởng những cuộc chiến tranh với nước Anh và mãi tới năm 1632 khi Canada đi về với Pháp, trung tâm truyền giáo mới được các tu sĩ dòng Tên thiết lập thường xuyên ở Rucbee.
Năm 1633, bề trên Paul le Jeune kết hợp với Jean de Brébeuf, một nhà quí phái sinh tại Normandie, và Antoine Daniel với Ennemond Massé. Những khó khăn của các nhà thám hiểm này được biểu trưng bằng những kinh nghiệm của Le Jeune khi Ngài theo nhóm Algonquin đi săn bắn: những cố gắng rao giảng của Ngài bị phá hoại bởi những tiếng reo hò, chế giễu, bởi vì người da đỏ dạy người nói thổ ngữ để châm chọc đã dùng những chữ độc ác nhất đặt ngang với từ ngữ chỉ đức tin Kitô giáo. Le Jeune cũng bắt dầu cảm thấy bốn khía cạnh tệ hại nhất trong đời sống dân da đỏ là: lạnh, nóng, khói và chó. Trong căn lều chất đầy đàn ông, đàn bà và chó ngủ chung quanh đống lửa đến khi thường bị mù lòa. Một sự kiện khiến Le Jeune nhận định: “Những lương dân bất hạnh này trải qua cuộc sống đời tạm trong khói mờ và chôn vùi cuộc sống đời đời trong lửa cháy”.
Le Jeune quyết định rằng không có cuộc truyền giáo nào hy vọng thành công được nếu không hướng về những bộ lạc đã định cư. Dân Huron sống ở miền phía đông bờ biển Huron đã được chọn làm trung tâm truyền giáo. Năm 1634, Brébeuf Daniel và Davort đã thành công trong việc hoà đồng với dân tộc gồm hai chục ngàn dân sống trong ba mươi làng, mỗi làng có khoảng bảy trăm dân này.
Các nhà truyền giáo gặp được những người da đỏ lịch sự nhưng xa cách trẻ em và những người hấp hối hầu như không thể trở lại đạo được, vì họ chỉ coi đó là tôn giáo của người da trắng. Họ hỏi: “Các ông có săn bắn trên thiên đàng, đánh nhau hay mừng lễ không ?”. Được trả lời là không. Họ liền đáp lời: “Vậy chúng tôi không tới đó đâu. Nhàn cư vi bất thiện. Các nhà truyền giáo nhận thấy điều chống lại mình chính là cả nếp sống với những cưới hỏi phải tranh hùng, những hành hạ và những cuộc ăn thịt người. Các Ngài quyết định chính mình tập trung dân lại, không coi họ là đồng minh. Nhưng khích lệ và còn hy vọng những cuộc hôn nhân với dân cư gốc Pháp nưã.
Sự sáng suốt của quyết định này đã được củng cố với những kinh nghiệm thu lượm được trong cuộc thí nghiệm năm 1638, trùng hợp với việc đến góp mặt của năm nhà truyền giáo khác nữa trong đó có: Isaac-Joques, một học giả và nhà lực sĩ có thể qua mặt cả người da đỏ và Charles Garnier. Dân da đỏ bắt đầu thù nghịch với các tu sĩ dòng Tên như là những phù thủy nguyền rủa dân tộc họ, khi ấy bóng áo dài của các Ngài in trên nền tuyết trắng trên đường đi tới làng nào, trẻ con khóc thét tìm mẹ như là cơn đói và dịch tễ đã đến. Đó là lúc Jean de Brebeuf thấy thánh giá vĩ đại của mình tiến đến từ vùng đất dân Iroquois cư ngụ, kẻ thù của dân Huron. Khi được hỏi thánh giá ấy giống cái gì, Ngài trả lời: “Nó lớn đủ để đóng đinh tất cả chúng ta”.
Dân Iroquois nuôi dưỡng sự tức giận từ khi bị người Pháp đánh bại 30 năm về trước và mức độ tấn công của họ ngày càng lớn thêm. Vào tháng tám năm 1624 Jognes, Goupil (một giáo dân cộng tác vào việc truyền giáo) và một nhóm người da đỏ từ Quebu trở về với thực phẩm cần thiết cho nhóm truyền giáo và những người dân da đỏ đói khổ. Họ bị dân Iroquois tấn công và bắt giữ. Dân này gặm tay họ như chó dại, rút móng tay và bắt họ chạy giữa hai hàng người cho người ta đánh đập mỗi khi qua làng nào. Sự tinh chế hay là “Mơn trớn” (như người da đỏ nói) của cực hình họ chịu còn nhiều hơn nữa: than nóng, dao mác, cắt xẻo để diễu cợt và vui chơi. Cái chết trong bầu khí quỉ quái hơn là chỉ để vui chơi, thường bằng cách thiêu sống và rồi sau đó thân thể được phân phát làm của ăn.
Goupil tồi tệ nhất. Ngài bị giết ngày 29 tháng 9 năm 1642 bằng một nhát búa vì dám rửa tội một em bé nhưng Jognes bị giam giữ nhiều tuần với bản án tử hình vĩnh viễn. Cuối năm 1643, với sự trợ giúp của vài nhà buôn Hòa Lan, Ngài đã trốn thoát được về Pháp bằng tàu, nhưng lại trở lại truyền giáo năm 1644 và được chính quyền miền tân Pháp gửi tới dân Iroquois như một sứ giả trong một thời gian hưu chiến ngắn.
Được khích lệ bởi những kết quả của cuộc viếng thăm này, Jognes đã trở lại với một giáo hữu trợ tá khác là Jean Lalande. Nhưng thành công của họ không sống lâu: một vụ mất mùa, một cái hộp khả nghi của Jognes mà người da đỏ tin là có chứa một tai họa và cả hai bị bắt, bị hành hạ, bị giết ngày 18 tháng 10 năm 1644.
Hầu hết dân Huron đã bắt đầu đón nhận đức tin Kitô giáo, tinh thần của họ như một dân bị khổ cực với những cuộc tấn công liên lỉ của dân Iroquois. Cuộc tử đạo kế tiếp xảy ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1648 khi pháo đài chính xứ thánh Giuse, một làng 26 ngàn người bị dân Iroquois phá hủy. Antoin Daniel thành công trong 4 năm liên tiếp vừa mới cử hành thánh lễ xong, khi thấy nhóm người bảo vệ bị vây khốn, Ngài giục họ trốn đi và nói: “Tôi sẽ ở lại đây, chúng ta sẽ gặp lại nhau trên thiên đàng”. Mặc nguyên áo, Ngài tiến ra gặp người Iroquois. Họ ngỡ ngàng nhìn lại một chút, rồi bắn một loạt tên. Sau đó bắt nạn nhân của mình, tắm mặt họ vào máu Ngài và ném xác Ngài vào ngôi nhà thờ đang bốc cháy.
Mùa Xuân tiếp sau, người Iroquois tăng gấp đôi nỗ lực nhằm hại người Huron và trong một cuộc tấn công của 1000 người vào làng thánh Lu-y, họ bắt thánh Jean de Brébeuf và Gabriel Lement, thánh Jean de Brebeuf bị hành hạ nghiêm khắc đến nỗi đã chết sau 4 tiếng đồng hồ. Một chiếc vòng bằng vàng những cái rìu nóng đỏ quấn quanh cổ Ngài và Ngài đã được một người Huron phản đạo rửa tội trong nước sôi. Nằm chết, đám đông uống máu Ngài và thủ lãnh họ được đặc ân ăn trái tim Ngài.
Lelemant ốm yếu đã sống sót được 17 giờ bị hành hạ trước khi tắt hơi ngày 17 tháng 3 năm 1649.
Hai vị tử đạo khác bị những người Thổ của Giáo hội người da đỏ kêu gào đòi mạng khi sự khủng khiếp trải rộng tới dân tộc Tobacco sống ở những thung lũng núi Blue. Trong cuộc tấn công vào xứ thánh Gioan tháng 12 năm 1644, Charles Garnier đã bị giết khi Ngài cố gắng giải tội cho một người da đỏ, đang hấp hối. Là con của một người dân thành Paris, Ngài đã sống bằng rễ cây và trái sồi và đi bộ 30 hay 40 dặm dứơi sức nóng của mùa hạ qua miền đất thủ hần để rửa tội một người da dỏ đang hấp hối. Bạn Ngài, Noel Chabanel ngán các điều kiện của việc truyền giáo đến nỗi tự buộc mình bằng lời khấn sẽ ở lại đó cho tới chết, đã bị giết chết bởi một người Huron phản đạo vì tin rằng: tôn giáo mới chịu trách nhiệm về số phận đau khổ của quê hương anh ta.

Cuộc truyền giáo cho người Huron như thế thật gian khổ chỉ thấy chán nản thất vọng và phân tán. Tuy vậy ảnh hưởng của cuộc truyền giáo đã thay đổi nếp sống những người da đỏ, dầu họ còn hoang dại nhưng hết độc ác.

daminhvn.net

Mời nghe các bài đọc trong thánh lễ hôm nay:
(Martha đọc)

Nghe hoặc Download Bài đọc 1 MP3 tại đây

Bài đọc 1:  Kh 7,9-17
Họ là những người đã đến sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao.          

Lời Chúa trong sách Khải Huyền của thánh Gioan tông đồ.
Tôi là Gio-an, tôi đã thấy: một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: “Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta.” Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng: “A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời! A-men!” Một trong các Kỳ Mục lên tiếng hỏi tôi: “Những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?” Tôi trả lời: “Thưa Ngài, Ngài biết đó.” Vị ấy bảo tôi: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền Thờ của Người; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn. Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.” Đó là lời Chúa.

Nghe hoặc Download Bài đọc 2 MP3 tại đây

Bài đọc 2:  2 Cor 4,7-15
Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Thưa anh em, những kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em. Vì có được cùng một lòng tin, như đã chép: Tôi đã tin, nên tôi mới nói, thì chúng tôi cũng tin, nên chúng tôi mới nói. Quả thật, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giê-su trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giê-su, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em. Thật vậy, tất cả những điều ấy xảy ra là vì anh em. Như thế, ân sủng càng dồi dào, thì càng có đông người hơn dâng lên Thiên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ, để tôn vinh Người. Cho nên chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn. Đó là lời Chúa.

Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 tại đây

Tin Mừng   Lc 9,23-26
Ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.” Đó là lời Chúa.

Hoặc nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 tại đây

Tin Mừng Ga 12, 24-26
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt.”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Vài ngày trước lễ Vượt Qua, Chúa Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.” Đó là lời Chúa.