Thánh Maria Faustyna Kowalska Thánh Thể OLM (tên khai sinh là Helena Kowalska; 1905 – 1938, được gọi phổ biến là Faustina, là một nữ tu Công giáo La Mã người Ba Lan và là một nhà thần bí. Sự hiện ra của Chúa Giêsu Kitô với cô đã truyền cảm hứng cho sự sùng kính của Công giáo La Mã đối với Lòng thương xót của Thiên Chúa và mang lại cho cô tước hiệu “Tông đồ Lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Trong suốt cuộc đời, Faustina báo cáo có các thị kiến về Chúa Giêsu và các cuộc trò chuyện với Người, những điều cô đã viết trong nhật ký của mình, sau đó được xuất bản thành Nhật ký của Thánh Maria Faustina Kowalska: Lòng thương xót của Chúa trong tâm hồn tôi. Tiểu sử của cô, được đệ trình lên Bộ Tuyên Thánh, đã trích dẫn một trong những cuộc trò chuyện này với Chúa Giêsu liên quan đến sự sùng kính của Lòng thương xót của Thiên Chúa.
Vào năm 20 tuổi, cô tham gia một tu viện ở Warsaw, Ba Lan, được cử đến Płock, và sau đó được chuyển đến Vilnius, nơi cô gặp cha giải tội của mình là Cha Michał Sopoćko, người ủng hộ sự sùng kính của cô đối với Lòng Thương Xót của Chúa. Faustina và Sopoćko đã hướng dẫn một nghệ sĩ vẽ bức tranh Lòng thương xót Chúa đầu tiên dựa trên thị kiến của Faustina về Chúa Giêsu. Sopoćko đã sử dụng bức hình trong việc cử hành Thánh lễ đầu tiên vào Chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục sinh. Sau đó, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Lễ kính Lòng thương xót Chúa vào Chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh trong mỗi năm phụng vụ.
Giáo hội Công giáo La Mã đã tôn phong Faustina là một vị thánh vào ngày 30 tháng 4 năm 2000. Nhà thần bí được phân loại trong phụng vụ là một trinh nữ và được tôn sùng trong Giáo hội là “Tông đồ của Lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Mời nghe các bài đọc trong thánh lễ hôm nay:
(Martha đọc)
Nghe hoặc Download Bài đọc MP3 Tại đây
Bài đọc: Nkm 8,1-4a.5-6.7b-12
Ông Étra mở sách Luật ra. Ông chúc tụng Đức Chúa, và toàn dân đáp rằng: “Amen! Amen!”
Lời Chúa trong sách Nơkhemia.
Bấy giờ, muôn người như một, tụ họp ở quảng trường trước cửa Nước. Họ xin ông Ét-ra là kinh sư đem sách Luật Mô-sê ra. Đó là Luật Đức Chúa đã truyền cho Ít-ra-en. Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Ét-ra cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đứng ở quảng trường phía trước cửa Nước, đọc sách Luật trước mặt đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đọc từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật. Kinh sư Ét-ra đứng trên bục gỗ đã đóng sẵn để dùng vào việc này. Ông Ét-ra mở sách ra trước mặt toàn dân, vì ông đứng cao hơn mọi người. Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy. Bấy giờ ông Ét-ra chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: “A-men! A-men! ” Rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa. Các thầy Lê-vi giải thích Lề Luật cho dân, trong khi dân vẫn đứng tại chỗ. Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc. Bấy giờ ông Nơ-khe-mi-a, tổng đốc, ông Ét-ra, tư tế kiêm kinh sư, cùng các thầy Lê-vi là những người đã giảng giải Luật Chúa cho dân chúng, nói với họ rằng: “Hôm nay là ngày thánh hiến cho Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, anh em đừng sầu thương khóc lóc.” Sở dĩ ông nói thế là vì toàn dân đều khóc khi nghe lời sách Luật. Ông Ét-ra còn nói với dân chúng rằng: “Anh em hãy về ăn thịt béo, uống rượu ngon và gửi phần cho những người không sẵn của ăn, vì hôm nay là ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em.” Còn các thầy Lê-vi thì trấn an mọi người như sau: “Anh em đừng khóc nữa, vì hôm nay là ngày thánh! Anh em chớ phiền muộn làm gì! “Bấy giờ toàn dân đi ăn uống, rồi gửi các phần ăn, và liên hoan tưng bừng, vì họ đã hiểu rõ lời lẽ mà người ta vừa cho họ biết. Đó là lời Chúa.
Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây
Tin Mừng: Lc 10,1-12
Bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này! “Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.” Đó là lời Chúa.
Allez ! Voici que je vous envoie comme des agneaux au milieu des loups. Ne portez ni bourse, ni sac, ni sandales, et ne saluez personne en chemin. Mais dans toute maison où vous entrerez, dites d’abord : “Paix à cette maison.” S’il y a là un ami de la paix, votre paix ira reposer sur lui ; sinon, elle reviendra sur vous. (Lc 10,1-12)