Thứ Năm 09.11.2023 | Cung hiến thánh đường Latêranô | Lời Chúa năm A

60

Tổng lãnh vương cung thánh đường Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu thế Cực Thánh và Thánh Gioan Tẩy giả và Thánh sử Gioan tại Latêranô – còn được biết đến với những tên gọi khác như Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô (Basilica di San Giovanni in Laterano), hay Nhà thờ Chính tòa Rôma (Cattedrale di Roma) – là nhà thờ mẹ của Giáo phận Rôma và do đó là nơi đặt Tòa giám mục của Giáo phận Rôma, tức Giáo hoàng. Nhà thờ hiện do Giáo hoàng Phanxicô điều hành thông qua Hồng y đẳng linh mục Angelo De DonatisGiám quản Giáo phận Rôma.

Khởi nguồn từ sau sắc lệnh tự do tôn giáo và chấm dứt đàn áp do Constantinus Đại đế ban hành, Vương cung thánh đường Latêranô là nhà thờ Kitô giáo đầu tiên được xây dựng chính thức hợp pháp tại Đế quốc La Mã. Đây là nhà thờ cổ nhất và cao cấp nhất trong tứ đại vương cung thánh đường thuộc giáo hoàng, cũng như lâu đời nhất và quan trọng nhất trong thế giới phương Tây, nên nắm giữ tước hiệu độc nhất vô nhị Tổng lãnh vương cung thánh đường (tiếng LatinhArchibasilica) kèm danh hiệu cao quý Nhà thờ Mẹ và Đứng đầu của tất cả các nhà thờ trên toàn thế giới (tiếng LatinhOmnium Urbis et Orbis Ecclesiarum Mater et Caput) và là nhà thờ đại kết của toàn thể Giáo hội Công giáo Hoàn vũ.

Dòng văn tự Latinh lớn khắc ở mặt tiền của nhà thờ: Clemens XII Pont Max Anno V Christo Salvatori In Hon SS Ioan Bapt et Evang có thể được dịch là “Giáo hoàng Clêmentê XII, vào năm thứ 5 [trong niên hiệu Giáo hoàng của ngài, cung hiến cho nhà thờ này] đến Đấng cứu thế Chúa Kitô, để vinh danh Thánh Gioan Tẩy giả và Thánh sử Gioan”. Mẫu khắc cùng với tiêu đề đầy đủ của nhà thờ (xem bên dưới) cho biết rằng nhà thờ này ban đầu được dành riêng để cung hiến cho Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế bởi Thánh Giáo hoàng Sylvestrô ở thế kỷ IV, sau đó ở thế kỷ IX dưới thời Giáo hoàng Sergiô III thêm vào cung hiến cho Thánh Gioan Tẩy giả và vào thế kỷ XII thêm Thánh Gioan Phúc âm trứ giả dưới thời Giáo hoàng Luciô IITổng thống nước Cộng hòa Pháp, đương nhiệm là Emmanuel Macron, là “đấng pháp chính đệ nhất và danh dự” theo chức vụ (ex officio) của nhà thờ, danh hiệu của những nguyên thủ quốc gia Pháp có từ thời vua Henri IV của Pháp.

Tổng lãnh vương cung thánh đường Gioan Latêranô tọa lạc ngay trong trung tâm thủ đô Rôma, tức nằm bên ngoài và cách lãnh thổ Thành quốc Vatican khoảng 4 km về phía đông nam. Tuy vậy, với tư cách là tài sản của Tòa Thánh, nhà thờ Latêranô và các công trình liền kề (bao gồm Cung điện Giáo hoàng Latêranô – nơi ở chính thức của Giáo hoàng suốt một thiên niên kỷ, Điện Kinh Sĩ, Đại Chủng viện Giáo hoàng La Mã và Đại học Giáo hoàng Latêranô) được hưởng quy chế ngoại giao từ Ý theo các điều khoản của Hiệp ước Latêranô năm 1929, do đó nó vẫn thuộc quyền tài phán và chủ quyền tuyệt đối của Tòa Thánh. Vì là nhà thờ chính tòa của Giáo hoàng thông qua Ngôi Giám mục thành Rôma, nhà thờ Latêranô có cấp bậc đứng trên tất cả các nhà thờ khác thuộc Giáo hội Công giáo, kể cả Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Vatican.

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Vuongcung_Thanhduong_Gioan_Laterano)

Mời nghe các bài đọc trong thánh lễ hôm nay:
(Martha đọc)

Nghe hoặc Download Bài đọc 1 MP3 Tại đây

Bài đọc 1:  Ed 47,1-2.8-9.12
Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra, và tất cả những người được nước ấy thanh tẩy đều hưởng ơn cứu độ.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Êdêkien.
Bấy giờ, thiên sứ dẫn tôi trở lại phía cửa đền thờ, và này: có nước vọt ra từ dưới ngưỡng cửa Đền Thờ và chảy về phía đông, vì mặt tiền Đền Thờ quay về phía đông. Nước từ phía dưới bên phải Đền Thờ chảy xuống phía nam bàn thờ. Người ấy đưa tôi ra theo lối cổng bắc và dẫn tôi đi vòng quanh theo lối bên ngoài, đến cổng ngoài quay mặt về phía đông, và này: nước từ phía bên phải chảy ra… Người ấy bảo tôi: “Nước này chảy về miền đất phía đông, xuống vùng A-ra-ba, rồi đổ ra biển Chết và làm cho nước biển hoá lành. Sông chảy đến đâu thì mọi sinh vật lúc nhúc ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất nhiều cá, vì nước này chảy đến đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống… Trên hai bờ sông sẽ mọc lên mọi giống cây ăn trái, lá không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết: mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ có nước chảy ra từ thánh điện. Trái dùng làm lương thực còn lá để làm thuốc.” Đó là lời Chúa.

Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây

Tin Mừng   Ga 2,13-22
Đền Thờ Đức Chúa Giêsu muốn nói chính là thân thể Người.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Gần đến lễ Vượt Qua của người Do-thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem. Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Người Do-thái hỏi Đức Giê-su: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” Đức Giê-su đáp: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” Người Do-thái nói: “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại  được sao?” Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Vậy, khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói. Đó là lời Chúa.

«Enlevez cela d’ici. Cessez de faire de la maison de mon Père une maison de commerce.» Ses disciples se rappelèrent qu’il est écrit: L’amour de ta maison fera mon tourment. Des Juifs l’interpellèrent: «Quel signe peux-tu nous donner pour agir ainsi?» (Jn 2,13-22)