Đức Mẹ Mân Côi
ĐGH Piô V thiết lập lễ này năm 1573. Mục đích là tạ ơn Chúa về chiến thắng của Kitô giáo đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Lepanto – một chiến thắng nhờ Kinh Mân Côi. ĐGH Clêmentô XI cho mừng lễ này trong toàn Giáo hội năm 1716.
Sự phát triển Kinh Mân Côi là một lịch sử dài. Đầu tiên, Chuỗi Mân Côi được phát triển là 150 kinh Lạy Cha để bắt chước bộ 150 thánh vịnh. Sau đó thêm 150 kinh Kính Mừng. Không lâu sau, các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu được thêm vào sau kinh Kính Mừng. Dù việc Đức Mẹ trao Chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh được ghi nhận, việc phát triển Chuỗi Mân Côi vẫn thuộc về những người theo thánh Đa Minh. Một người trong số đó là tu sĩ Alan de la Roche, được coi là “Tông đồ của Chuỗi Mân Côi”. Ngài đã thành lập Hội Mân Côi (Confraternity of the Rosary) từ thế kỷ 15. Thế kỷ 16, Chuỗi Mân Côi được phát triển thành dạng như ngày nay – với 15 mầu nhiệm (Vui, Thương, Mừng). Năm 2002, chân phước GH Gioan Phaolô II đã thêm 5 mầu nhiệm Sự Sáng vào Kinh Mân Côi.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org, CatholicCulture.org)
Mời nghe các bài đọc trong thánh lễ hôm nay:
(Martha đọc)
Nghe hoặc Download Bài đọc MP3 Tại đây
Bài đọc: Cv 1,12-14
Họ chuyên cần cầu nguyện cùng với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu.
Lời Chúa trong sách Công Vụ Tông Đồ.
Bấy giờ các Tông Đồ từ núi gọi là núi Ô-liu trở về Giê-ru-sa-lem. Núi này ở gần Giê-ru-sa-lem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sa-bát. Vào tới trong thành, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Các ông ấy là: Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê, An-rê, Phi-líp-phê, Tô-ma, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-mon thuộc nhóm Quá Khích, và Giu-đa con ông Gia-cô-bê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su. Đó là lời Chúa.
Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây
Tin Mừng Lc 1,26-38
Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc nhà Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi. Đó là lời Chúa.
Or voici que, dans sa vieillesse, Élisabeth, ta parente, a conçu, elle aussi, un fils et en est à son sixième mois, alors qu’on l’appelait la femme stérile. Car rien n’est impossible à Dieu.» Marie dit alors: «Voici la servante du Seigneur; que tout m’advienne selon ta parole.» (Lc 1,26-38)