Thánh Blasiô, Giám mục
(qua đời năm 316)
Chúng ta biết nhiều về việc các tín đồ Kitô giáo khắp thế giới sùng kính thánh Blasiô hơn là biết về chính thánh nhân. Lễ kính ngài được coi như ngày thánh trong một số Giáo hội Đông phương. Công nghị Oxford, năm 1222, cấm làm việc xác vào ngày lễ thánh Blasiô ở Anh. Người Đức và Slavs đặc biệt tôn kính ngài và nhiều người Công giáo Mỹ xin thánh Blasiô chúc lành cho thanh quản của họ.
Chúng ta biết rằng thánh Giám mục Blasiô tử đạo ở thành phố Sebastea, Armenia, năm 316. Sách Acts of St. Blase được viết vào 400 năm sau. Theo sách này, thánh Blasiô là một vị giám mục tốt lành, làm việc cần mẫn để khuyến khích sức khỏe tinh thần và thể lý của giáo dân. Mặc dù chỉ dụ Lòng Khoan Dung (năm 311), cho phép tự do tôn giáo ở đế quốc Rôma, đã được ban hành 5 năm, sự bắt đạo ở Armenia vẫn gay gắt. Thánh Blasiô phải trốn sang nước khác. Ngài sống ở đó như vị ẩn tu trong cảnh tĩnh mịch và cầu nguyện, chỉ làm bạn với thú rừng. Một hôm có một nhóm thợ săn tìm thú ở hang động của thánh Blasiô. Mới đầu họ ngạc nhiên rồi kinh sợ. Vị giám mục này quỳ gối cầu nguyện mà xung quanh là sói, sư tử và gấu.
Khi những người thợ săn kéo thánh Blasiô ra, chuyện này trở thành truyền thuyết, một người mẹ bế đứa con nhỏ bị hóc xương cá đến, thánh nhân yêu cầu và đứa bé đã ho bật xương cá ra.
Agricolaus, thống sứ vùng Cappadocia, cố thuyết phục thánh Blasiô bỏ đạo. Lần đầu thánh nhân từ chối, và ngài bị đánh đập. Lần sau ngài bị treo lên cây và bị lóc thịt bằng chiếc bồ cào. Cuối cùng ngài bị chém đầu.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)
Thánh Ansgar, Giám mục
(801 – 865)
Mời nghe các bài đọc trong thánh lễ hôm nay:
(Martha đọc)
Nghe hoặc Download Bài đọc Tại đây
Bài đọc: Dt 11, 32-40
Nhờ đức tin, các vị này đã chinh phục các nước, Thiên Chúa đã trù liệu cho chúng ta một phần tốt đẹp hơn.
Lời Chúa trong thư gửi tín hữu Do-Thái.
Thưa anh em, tôi còn phải nói gì nữa đây? Tôi sợ không có đủ thời giờ để kể truyện các ông Ghít-ôn, Ba-rắc, Sam-sôn, Gíp-tác, Đa-vít, Sa-mu-en và các ngôn sứ. Nhờ đức tin, các vị này đã chinh phục các nước, thực hành công lý, đạt được những gì Thiên Chúa đã hứa ; các ngài đã khoá miệng sư tử, dập tắt lửa hồng mãnh liệt, thoát khỏi lưỡi gươm. Các ngài đã lướt thắng bệnh tật mà trở nên mạnh mẽ, đã tỏ ra dũng cảm tại chiến trường, và đẩy lui được quân ngoại xâm. Có những phụ nữ đã thấy thân nhân mình chết nay sống lại. Có những người bị tra tấn mà không muốn được giải thoát, để được hưởng một sự sống lại tốt đẹp hơn. Có những người phải chịu nhạo cười và roi vọt, hơn nữa còn bị xiềng xích và bỏ tù; họ bị ném đá, bị cưa đôi, bị chết vì gươm ; họ phải lưu lạc, mặc áo da cừu da dê, chịu thiếu thốn, bị áp bức và hành hạ. Thế gian chẳng xứng với họ! Họ đi lang thang trong hoang địa, trên núi đồi, trong hang hốc và hầm hố. Nhờ đức tin, tất cả các nhân vật đó đã được chứng giám, thế mà họ không đạt được những điều Thiên Chúa đã hứa. Quả thật, Thiên Chúa đã trù liệu cho chúng ta một phần phúc tốt hơn, nên không muốn cho họ đạt tới hạnh phúc trọn vẹn mà không có chúng ta. Đó là lời Chúa.
Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng Tại đây
Tin Mừng: Mc 5,1-20
Thần ô uế kia, xuất khỏi người này.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Máccô.
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ sang tới bờ bên kia Biển Hồ, vùng đất của dân Ghê-ra-sa. Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người. Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá đập vào mình. Thấy Đức Giê-su tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: “Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi!” Thật vậy, Đức Giê-su đã bảo nó: “Thần ô uế kia, xuất khỏi người này!” Người hỏi nó: “Tên ngươi là gì?” Nó thưa: “Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm.” Nó khẩn khoản nài xin Người đừng đuổi chúng ra khỏi vùng ấy. Ở đó có một bầy heo rất đông đang ăn bên sườn núi. Đám thần ô uế nài xin Người rằng: “Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia.” Người cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo – chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó. Các kẻ chăn heo bỏ chạy, loan tin trong thành và thôn xóm. Thiên hạ đến xem việc gì đã xảy ra. Họ đến cùng Đức Giê-su và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo – chính người này đã bị đạo binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ. Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và chuyện bầy heo. Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ Khi Người xuống thuyền, thì kẻ trước kia đã bị quỷ ám nài xin cho được ở với Người. Nhưng Người không cho phép, Người bảo: “Anh cứ về nhà với thân nhân, và loan tin cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế nào.” Anh ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tỉnh tất cả những gì Đức Giê-su đã làm cho anh. Ai nấy đều kinh ngạc. Đó là lời Chúa.
Comme Jésus remontait dans la barque, le possédé le suppliait de pouvoir être avec lui. Il n’y consentit pas, mais il lui dit: «Rentre à la maison, auprès des tiens, annonce-leur tout ce que le Seigneur a fait pour toi dans sa miséricorde.» Alors l’homme s’en alla, il se mit à proclamer dans la région de la Décapole ce que Jésus avait fait pour lui, et tout le monde était dans l’admiration. (Mc 5,1-20)