Thánh Giosaphat, Giám mục (1580?-1623)
Năm 1967, những tấm hình trên báo chí chụp ĐGH Phaolô VI ôm Đức Athenagoras I, thượng phụ chính thống giáo ở Constantinople, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với việc hàn gắn sự chia rẽ suốt 9 thế kỷ.
Năm 1595, ĐGM Brest-Litovsk của Chính thống giáo (nổi tiếng thời Thế chiến I) ở Belarus và 5 giám mục khác đã muốn đoàn tụ với Rôma. Gioan Kunsevich (Giosaphat là tên dòng) dâng mình cho Chúa và chịu chết cùng một nguyên nhân. Ngài sinh tại vùng mà nay là Ba Lan, làm việc tại Wilno và ảnh hưởng các giáo sĩ có liên quan Liên minh Brest (1596). Ngài trở thành tu sĩ Dòng Basilia, rồi thụ phong linh mục, ngài nổi tiếng về giảng thuyết và sống khổ hạnh.
Ngài được bổ nhiệm giám mục Vitebsk (nay là Nga) khi còn tương đối trẻ, và ngài phải đối mặt với tình huống khó khăn. Đa số các tu sĩ, vì sợ liên quan phụng vụ và tập tục, đã không muốn liên kết với Rôma. Nhờ các công nghị, hướng dẫn giáo lý, cải cách giáo sĩ và gương mẫu cá nhân, ngài thành công trong việc được lòng nhiều phần của Chính thống giáo trong vùng.
Nhưng năm sau, hệ thống chống đối được thành lập, số người chống đối ngài tăng lên và kết án ngài và ngài không được các giám mục Ba Lan ủng hộ.
Ngài vẫn tới Vitebsk, nhưng ngài bị đuổi ra khỏi giáo phận. Một linh mục được sai đến nguyền rủa ngài. Ngài bị đánh đập, bị bắn chết và thi hài ngài bị ném xuống sông. Về sau người ta tìm thấy xác ngài và hiện nay được an táng tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Ngài là vị thánh đầu tiên của Giáo hội Đông phương được Rôma phong thánh.
Cái chết của ngài dấy lên phong trào Công giáo và đoàn kết, nhưng vẫn tiếp tục có nhiều tranh luận. Sau khi phân chia Ba Lan, Nga đã ép buộc những người Ruthenia gia nhập Chính thống giáo Nga.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org, CatholicCulture.org)
Mời nghe các bài đọc trong thánh lễ hôm nay:
(Martha đọc)
Nghe hoặc Download Bài đọc Tại đây
Bài đọc: Tt 2,1-8.11-14
Phải sống đạo đức, vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Kitô Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.
Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi ông Titô.
Anh thân mến, phần anh, hãy dạy những gì phù hợp với giáo lý lành mạnh. Hãy khuyên các cụ ông phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại. Các cụ bà cũng vậy, phải ăn ở sao cho xứng là người thánh, không nói xấu, không rượu chè say sưa, nhưng biết dạy bảo điều lành. Như vậy, họ sẽ dạy cho người vợ trẻ biết yêu chồng, thương con, biết sống chừng mực, trong sạch, chăm lo việc nhà, phục tùng chồng, để lời Thiên Chúa khỏi bị người ta xúc phạm. Anh cũng hãy khuyên các thanh niên phải giữ chừng mực trong mọi sự. Chính anh hãy làm gương về mặt đức hạnh. Khi anh giảng dạy thì đạo lý phải tinh tuyền, thái độ phải đàng hoàng, lời lẽ phải lành mạnh, không ai bắt bẻ được, khiến đối phương phải bẽ mặt, vì không thể nói xấu chúng ta được điều gì… Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độp chúng ta, xuất hiện vinh quang. Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện. Đó là lời Chúa.
Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây
Tin Mừng: Lc 17,7-10
Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: “Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo: “Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!”? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” Đó là lời Chúa.
De même vous aussi, quand vous aurez exécuté tout ce qui vous a été ordonné, dites: “Nous sommes de simples serviteurs: Nous n’avons fait que notre devoir”. (Lc 17, 7-10)