Giáo lý Phúc Âm Lễ Giáng Sinh ban ngày | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

1249

LỄ GIÁNG SINH BAN NGÀY

Sách Ngôn Sứ Isaia 52.7-10;
Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gửi Giáo Đoàn Do Thái 1.1-6
và Phúc Âm Thánh Gioan 1.1-18

https://cdn.lowgif.com/full/69b355a35989e0d7-alzheimer-s-and-music-conducting-an-emotional-visit-alzheimer-s.gif

Bắt đầu Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy. Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành. Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sống là sự sáng của nhân loại; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng. Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này. Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo, và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người. Những người này không do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra. Và Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý. Ðó là lời Chúa.

Diễn ý Phúc Âm:

Nguyên thủy đã có Ngôi Lời,
Tự tại ngàn đời Ngôi Lời là Chúa.
Ngôi Lời là chính Thiên Chúa,
Giê-su là chính Thiên Chúa Ngôi Lời.

Ngôi Lời sinh xuống ra đời,
Thân hèn bé nhỏ cho LỜI thành nhân.
Ngôi Lời CHÂN LÝ, THIÊN ÂN,
Con người có Chúa đưa dân về Trời.

Ngôi Lời sinh xuống cứu đời,
Chịu khổ, chịu chết, cho đời phúc vinh.
Ngôi Lời lễ tế hy sinh,
Thành bánh hằng sống trường sinh cho đời.

Ngôi Lời Thiên Chúa ngàn đời,
Thành lời hằng sống gọi mời gẫm suy.
Ngôi Lời Thiên Chúa từ bi,
Chí tôn chí thánh tạc ghi nằm lòng. Amen.

I. Sứ Điệp Phúc Âm:

Chúa Giêsu sinh làm con người trong thân phận một hài nhi đích thực là Con Thiên Chúa, là Alpha và Omega. Ngài là Thủy Chung.

Buổi đầu sáng tạo, đêm tối bao trùm. Ánh sáng được tạo thành trước tiên. Chúa Giêsu Giáng Sinh là Lời tạo thành, là ánh sáng khai mở cho một công trình sáng tạo mới.

Thiên Chúa sáng tạo, sinh dựng và cứu độ. Mọi hiện hữu hoàn toàn tuỳ thuộc vào Thiên Chúa.

II. Dẫn giải Phúc Âm:    

Công Nguyên

Công nguyên được định nghĩa là Công Lịch Kỷ Nguyên, được dịch từ Anno Domini trong tiếng Latinh. Anno Domini là Năm của Chúa, hiểu là Năm Chúa Giáng Sinh. Không rõ tại sao trong tiếng Việt lại là Công Nguyên mà bỏ từ CHÚA trong kiểu dịch nầy. Phải chăng nó cũng giống từ Red Cross, chữ thập đỏ. Dùng chữ “thập” để tránh từ Thánh Giá chăng? Hay cũng có người cho rằng hình thánh giá có hai gạch giống như chữ thập trong tiếng Hán? Nhưng chữ thập trong tiếng Hán không hề mang ý nghĩa cứu độ của Thánh Giá mà Henry Dumant và đồng bạn, những bác sĩ người Công Giáo Thuỵ Sĩ đã thành lập năm 1863 ở Genève để cứu những thương binh ngoài chiến trường.

https://i.pinimg.com/originals/8d/09/ca/8d09caefad3726e0572fda77f91ebb9e.jpgNhưng rồi muốn sao thì muốn, ai cũng phải hiểu Công Nguyên là là Năm Chúa Giáng Sinh. Chúa sinh làm con người trong lịch sử nhân loại. Chúa Giáng Sinh bắt đầu kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo. Năm Chúa Giáng Sinh là năm 1 trong cách tính nhưng đúng là năm Zêro, năm phân chia lịch sử nhân loại thành 2 giai đoạn trước Chúa Giáng Sinh (Before Christ) và sau Chúa Giáng Sinh (After Christ) Nếu coi ai đó như Voltaire, văn hào của Pháp chủ trương vô thần, không tin có Thiên Chúa thì cũng phải nói là Voltaire sinh năm 1694 sau Chúa Giáng Sinh. Nên lòng vòng rồi cũng phải nhìn nhận là Công Nguyên hay kỷ nguyên hay thời đại Kitô giáo (Christian era), cũng như Computer era (thời vi tính) tức Tây Lịch, lấy năm Chúa sinh làm tiêu chuẩn tính ngày giờ năm tháng lịch sử con người.

Đức Giáo Hoàng Gioan I yêu cầu một thầy dòng tên Dionysius Exiguus tính xem từ năm 527 cho đến 626, Lễ Phục Sinh sẽ rơi vào ngày nào? Ông dựa theo lịch của Roma được xử dụng từ năm 45 trước Công nguyên, được gọi là Julian Calendar (Julius Ceasar). Những lịch Công Giáo về sau nầy như Lịch Giáo Hoàng Grêgoriô thứ VIII cũng đã theo cách tính lịch của Dionysius Exiguus. Lịch Anno Domini lấy năm Chúa Sinh ra làm năm 1 Công Nguyên. Tuy nhiên vì lý do lầm lẫn sao đó mà Dionysius Exiguus tính năm Chúa sinh trễ hơn 6 năm. Theo Phúc Âm Matthêô 2:16 thì khi Chúa Sinh ra Hêrôđê cả vẫn còn sống và ra lệnh giết những trẻ sơ sinh từ hai tuổi trở xuống. Lịch sử cho biết Hêrôđê cả chết năm thứ 4 BC. Như vậy Chúa phải sinh 6 năm B.C. Nếu đây thật là sự tính sai của Dionysius Exiguus, thì chúng ta đang ở năm 2019 chứ không phải năm 2013. Không ai có thể hoán chuyển hay thay đổi ngày tháng của lịch sử. Cũng như không ai có thể chối rằng mình đang sống năm 2013 sau Chúa Sinh Ra. Nên Công Nguyên là năm Chúa sinh ra. Chúa sinh bắt đầu thời đại Thiên Chúa Giáo. Nói khác đi Chúa là người làm nên lịch sử.

III. Thực hành Phúc Âm:

Thế giới vui tưng bừng đón Chúa Giáng Sinh

Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn 20.12.2020

Các quốc gia Hồi Giáo cấm tín đồ mừng lễ Giáng Sinh. Họ muốn chối bỏ ơn cứu độ phổ quát. Nước Nhật cũng nhìn thấy lễ Giáng Sinh là một lễ của Tây phương. Nên người Nhật không chú trọng hay không muốn người dân chia sẻ văn hóa tôn giáo với người Tây Phương. Các nước cộng sản vài chục năm trước cũng đã cố gắng chận đứng hay hạn chế việc cử hành lễ Giáng Sinh. Nhưng rồi dần dà cũng xuôi theo khuynh hướng đám đông dân chúng. Hiện tại trên thế giới, không có chỗ nào không mừng Chúa Giáng Sinh. Người dân Tây phương đi làm quanh năm để dành tiền mừng lễ giáng sinh. Bao nhiêu cơ quan từ thiện bác ái đã chuẩn bị quà, mua gà tây để bà con nghèo được mừng lễ Giáng Sinh.

Diamond Plaza Sài Gòn 20.12.2020

Ai cũng thấy càng ngày lễ Giáng Sinh càng bị trần tục hóa. Nhưng xét cho cùng, Chúa giáng trần có nghĩa là Chúa bỏ trời xuống làm người phàm như chúng ta. Niềm vui Giáng Sinh, niềm vui đón mừng Con Chúa làm người lan tràn vào mọi ngỏ ngách của xã hội loài người. Cái xã hội mà không phải chỗ nào cũng thánh. Người ta không tin gì cả, trừ tin Chúa sinh làm người.

Saigon Center 20.12.2020

Tôi không thấy có gì khó chịu hay gọi là phải “keep Christ in Christmas”. Trào lưu đang đến như vậy mà. Có chận đứng cũng luống công. Chúng ta không cần hạn chế người ta đi mua sắm để keep Christ in Christmas. Chúng ta không cần buộc người ta phải dự lễ như chúng ta để keep Christ in Christmas. Bao lâu người ta biết mừng lễ Giáng Sinh là người ta đã tin nhận Chúa là niềm vui, là tin vui, là hồng ân cho muôn người rồi. Có nhiều người bắt đầu thích đi tu làm linh mục vì thấy linh mục ăn ngon. Chúa hoàn toàn có thể hoán chuyển từ ước muốn trần tục thành siêu nhiên. Hãy bằng lòng và vui với niềm vui giáng sinh theo kiểu trào lưu trần thế nầy. Chúa đi vào đời để nối liền đất trời. Đó là cách thế cứu độ. Sau cùng Chúa sẽ chiến thắng! Chúa đến! Là tin mừng, tin vui cho muôn người.

Ghi nhận tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, khoảng 19 gờ 30 đã rất đông đúc, náo nhiệt… Ảnh từ https://nld.com.vn/thoi-su/