Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật XXVI Thường Niên B | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

886

CHÚA NHẬT XXVI QUANH NĂM

Sách Dân Số 11.25-29;
Thư Thánh Giacôbê Tông Đồ 5.1-6
và Phúc Âm Thánh Marcô 9.38-43.45.47-48

Nghe bài Tin Mừng MP3 tại đây

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo chúng ta, và chúng con đã ngăn cấm y”. Nhưng Chúa Giêsu phán: “Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con. Ai nhân danh Thầy mà cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Ðấng Kitô, Thầy bảo thật các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Nhưng nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.
“Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt”. Ðó là lời Chúa.

Diễn ý:

Có kẻ dám mạo danh Thầy,
Trừ quỉ, không thuộc nhóm nầy, cấm ngay?
Như thế thì thật không hay,
Nếu họ không chống, là may! Phe mình!

Danh Thầy, ly nước chân tình,
Được kể, được đếm, phúc trình ghi công.
Gương xấu, tệ hại, bất công,
Thà cột khối đá xô chìm biển sâu.

Chân tay mắt mũi mình đầu.
Nếu là dịp tội mất đâu tiếc gì.
Thân thể lành lặn làm chi
Phải vào hoả ngục khác gì thiêu nhân.

Sống thời phải biết cân phân,
Dứt khoát với tội bước chân thiên đàng.
Hoả ngục mở ngỏ sẵn sàng,
Dành cho những kẻ ngang tàng vô luân.

I. Sứ điệp Phúc Âm:

Thần Trí Thiên Chúa như gió thoảng, có thể len lỏi vào mọi nơi chốn và mọi tâm hồn. Thần Trí Thiên Chúa không bị giới hạn trên phe nhóm, trên chức vụ hay quyền lực nào, nhưng dựa trên ích lợi thiêng liêng cho vinh danh Thiên Chúa và cho người khác.

Dù một việc thật nhỏ, nhưng thực hiện cho Chúa và vì Chúa sẽ thành phần thưởng lớn lao. Làm mọi chuyện vì tình yêu chứ đừng vì phần thưởng. Chúa không bao giờ quên ban phần thưởng cho ai yêu mến và phục vụ Chúa.

Tránh hết sức mọi nguy cơ dẫn đến việc xa rời Thiên Chúa để rồi phải bị phạt trong hòa ngục. Nguy cơ làm chúng ta sa hỏa ngục không phải chỉ từ tha nhân, nhưng từ những phần thân thể rất cần thiết và cận thân với chúng ta.

II. Dẫn giải Phúc Âm:    

Hoả ngục:

https://img.thedailybeast.com/image/upload/c_crop,d_placeholder_euli9k,h_1439,w_2560,x_0,y_0/dpr_2.0/c_limit,w_740/fl_lossy,q_auto/v1492183704/articles/2015/03/22/what-the-hell-is-the-purpose-of-hell/150321-moss-purpose-of-hell-tease_k9f7k0

Trong quan niệm Do Thái, hỏa ngục gọi là GEHENNA, nguyên là thung lũng “Con trai của Hinnom”, thung lũng nằm phía Nam Thành Giêrusalem, nơi mà ngày xưa người ta sát tế trẻ em để tế thần Moloch. Gehenna, nơi chết chóc, nơi thờ tà thần và nơi có lửa thiêu đốt âm ỉ được ghi lại trong sách các Vua quyển II 23.10; sách Tiên Tri Giêrêmia 7.31-34; 19.6.

Vì là nơi giết chóc, đổ máu, nơi của tà thần có lửa âm ỉ ngày đêm, nên GEHENNA trong Do Thái giáo, trong Kitô giáo và trong Kinh Thánh Hồi giáo thành nơi dành cho những kẻ yếu đuối sa chước tà thần. Nên quan niệm chung của các tôn giáo, hỏa ngục được hiểu là Hell, nơi có lửa đốt cháy ngày đêm, nơi trừng phạt những kẻ sa chước thần dữ và là nơi đau khổ cùng cực.

Làm sao gọi là tự do quyết định nếu đã có sự quan phòng của Thiên Chúa?

Câu hỏi về Quan phòng và Tự do trên trở nên phức tạp khi nói về mầu nhiệm ơn tiền định (predestination). Thánh Augutinô viết: Khi quá bênh vực ơn thánh điều khiển, người ta chối phần tự do con người. Các nguyên tắc Cựu và Tân ước sẽ không còn giá trị, nếu con người không có tự do (Pl 44,883).

Thánh Tôma xác nhận cả hai: Sự quan phòng của Thiên Chúa, và sự tự do của con người. Theo ngài, tri thức và hiện hữu của Chúa, không giống tri thức và hiện hữu của thụ tạo. Chúa không nhận thức sự vật cách “nối tiếp”, nhưng Ngài nhận thức chúng bằng hành vi “toàn thể đời đời”. Và, nếu con người không có tự do thì những lời khuyến cáo, giới luật, cấm, khen, phạt sẽ trở thành vô nghĩa (Summa Theologia 1a,83,1)

Để dung hòa 2 chân lý trên, thánh Tôma phân biệt nguyên nhân đệ I và đệ II. Thiên Chúa là nguyên nhân đệ I của vạn vật, con người hành động dưới ảnh hưởng của Chúa, họ là nguyên nhân đệ 2 các hành vi của mình. Ví dụ, khi người thợ mộc đóng cái bàn, ông dùng gỗ sẵn có, ông thực là nguyên nhân đệ 2 của cái bàn ông làm ra.

Kết luận: “Chỉ với trí khôn thụ tạo, người ta không thể hiểu được mầu nhiệm, phải có đức tin thay thế” (Bách khoa trên tr. 94). 

Ý kiến cá nhân: Khó hiểu nhưng rõ ràng là: Thiên Chúa ban cho con người hoàn toàn tự do. Tự do chấp thuận lời mời gọi đi làm vườn nho Chúa hay thực hiện thánh ý Chúa cũng như tự do chối từ lời Chúa kêu gọi để sống theo sở thích riêng mình. Chúa là Đấng trung thành tuyệt đối với lời nói và chương trình của mình. Nên Chúa không “quan phòng” để giết chết hay hạn chế tự do cao quí đã ban cho con người. Quan phòng không có nghĩa là tiền định, nhưng có nghĩa là thấy trước chuyện gì sẽ xảy ra. Quan phòng cũng như người ta thấy trước: Hút thuốc là ung thư phổi hay cờ bạc là bác thằng bần. Hút thuốc là tự do chọn ung thư phổi. Cờ bạc là tự do chọn nghèo khổ.

III. Thực hành Phúc Âm: 

Tự tử là giết chết chính mình, xuống hoả ngục là cái chắc.

Đây là quan niệm lâu đời trong Giáo Hội, đặt nền trên điều răn Thứ Năm là chớ giết người, tức xúc phạm đến sự sống của chính mình hay của người khác. Thí dụ trong thời chiến tranh, nhiều thanh niên được miễn dịch nhờ bỏ đi bàn tay phải dùng bóp cò bắn súng… nhiều người chủ trương phá thai… nhiều người xin được chết sớm… Tất cả đều lỗi điều răn Thứ Năm và ở Việt Nam nhiều chục năm trước không làm phép xác hay không cho chốn đất thánh… Lý do: Chắc chắn xuống hoả ngục.

Giết chính mình hay giết chết người khác là lỗi điều răn Thứ Năm, không ai chối cải. Nhưng làm sao cả quyết là “xuống hoả ngục là cái chắc!” Vậy chúng ta có quyền luận phạt hay thưởng công người khác à! Nếu như thế chúng ta đã cướp quyền công thẳng của Thiên Chúa.

Chúng ta không có quyền xét đoán luận phạt hay công thưởng. Thiên Chúa là Cha chúng ta, là Đấng thấu suốt mọi tâm hồn sẽ ra phán quyết. Việc cần làm là cầu nguyện cho người chết mà thôi. Xin hãy đọc qua chuyện Cha Evan Harkins tự sát ngày 28.1.2020 ở Kansas City để cầu nguyện cho người tự sát hơn là kết án. Vì chúng ta không biết gì về người chết và không thuộc quyền của chúng ta.

Kansas City, Mo., Jan 28, 2020 / 09:31 pm (CNA).- Catholics in Missouri and across the country remembered Fr. Evan Harkins Tuesday as a good priest, and urged prayer for the repose of his soul. The Diocese of Kansas City-St. Joseph announced the priest’s death on Jan. 28. Harkins “had apparently taken his own life,” the diocese said in a statement.
“In the face of this devastatingly tragic news, we ask that you pray for Fr. Harkins, his family, and the parish and school communities that he served as well as all of our priests,” the statement added.
Harkins was ordained a priest in 2010, and was serving as pastor of St. James Catholic Church in St. Joseph, Missouri. He also oversaw the nearby St. Patrick Catholic Church as parochial administrator. He was, according to his LinkedIn profile, studying at the Catholic University of America for a degree in canon law. Harkins was ordained a priest at 24 years old, nearly three months shy of the required canonical age of 25, with a dispensation from his bishop. Before his ordination, he told the Catholic Key that he first began thinking about becoming a priest at eight years old.
His parents supported his vocation. The oldest of five children, Harkins attended a seminary high school. He then enrolled at Conception Seminary College in Missouri, followed by major seminary at Kenrick Seminary in St. Louis. In 2010, Harkins described to the Catholic Key his devotion to the Blessed Virgin Mary. “Through her intercession I grew in holiness. A priest stands in the person of Christ, absolving sin, and in the person of Christ saying ‘This is my body.’ Therefore we should be as Christ-like as possible, and part of that is drawing close to His mother, Our Lady,” he said.
Harkins also told the Catholic Key about his enthusiasm for the priesthood. A priest “brings the channels of Christ’s grace to the sacraments: New life through baptism; absolution through the sacrament of Penance, His love for us and His grace through the Eucharist. A priest is a bridge connecting people to God in a sacramental way, and he extends Christ’s love for His Church, in a human way.” “I see a lot of pain and sadness in the world. You can see in people’s eyes. Satan makes people unsure of who they are. To me being ordained a priest is to be sent out in to the world to give God to people and His gifts of joy and truth. I think that’s awesome; there is nothing beyond that I could want,” Harkins added.
Priests in Missouri and other parts of the country remembered Harkins on social media.

Thành phố Kansas, Mo., ngày 28 tháng 1 năm 2020 / 09:31 chiều (CNA – Catholic News Agency) – Hôm thứ Ba vừa qua, bà con Công giáo ở Missouri và trên khắp đất nước bày tỏ lòng thương tiếc Cha Evan Harkins, được coi như là một linh mục tốt lành thánh thiện, và đã khẩn thiết cầu nguyện cho linh hồn Cha sớm an nghỉ trong Chúa.

Giáo phận Kansas City cũng như nhà thờ St. Joseph thông báo về cái chết của Cha Evan Harkins vào ngày 28 tháng 1, 2020 như sau: “Cha Evan Harkins đã tự kết liễu mạng sống mình” Giáo phận cũng yêu cầu rằng: “Đứng trước hoàn cảnh rất mực thương tâm nầy, chúng tôi xin anh chị em cầu nguyện cho Cha Harkins, gia đình Cha, giáo xứ của Cha và trường học Cha phục vụ cũng như anh em linh mục chúng tôi”.

Cha Harkins chịu chức linh mục nămn 2010 và đã được bổ nhiệm làm cha sở nhà thờ Thánh Giacôbê ở hạt St. Jopseph, Missouri. Đồng thời, Cha Harkins cũng là quản nhiệm nhà thờ thánh Patrick gần đó.Theo hồ sơ lưu giữ cho biết thì Cha Harkins đã từng theo học và tốt nghiệp Giáo Luật ở Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ.

Cha Harkins được thụ phong linh mục năm 24 tuổi, còn thiếu 3 tháng mới tròn 25 tuổi theo qui định của Giáo Luật, nhưng Ngài được Đức Giám Mục giáo phận miễn chuẩn. Trước khi thụ phong linh mục, Cha ấy đã bộc bạch với những vị hữu trách bên Công Giáo rằng Ngài đã nuôi mơ ước làm linh mục lúc mới lên 8 tuổi.

Cha Harkins là con đầu lòng trong số 5 người con trong gia đình. Cha Mẹ Cha Harkins rất ủng hộ ơn gọi linh mục của con trai mình. Thế là cậu Harkins đã vào chủng viện ở bậc trung học, rồi được nhận vào Đại Chủng Viện Conception ở Missouri và tốt nghiệp ở Đại Chủng Viện Kenrich ở St. Louis.

Năm 2010, Cha Harkins đã bộc lộ với giới chức có thẩm quyền bên Công Giáo về lòng sùng kính của Ngài dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Cha ấy nói :” Tôi đã lớn lên trong thánh thiện, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ. Là một linh mục, tôi thi hành thánh chức linh mục trong con người Chúa Kitô: Tôi giải tội, tôi truyền phép “Nầy là Mình Ta!” trong con người Chúa Kitô. Như vậy chúng ta phải là Chúa Kitô khác, càng giống Chúa Kitô bao nhiêu có thể. Một phần ơn huệ nầy là nhờ Mẹ Chúa Giêsu cũng là Đức Bà của chúng ta.

Cha Harkins cũng bày tỏ với Giới chức Công Giáo về nhiệt huyết của Ngài với thánh chức linh mục: Một linh mục khơi nguồn ân sủng của Chúa Kitô qua các bí tích: Tái sinh qua bí tích rửa tội – Giải tội nhờ bí tích sám hối; mang tình yêu Chúa và ân sủng của Ngài qua bí tích Thánh Thể. Nên có thể nói: linh mục là chiếc cầu nối liền con người với Thiên Chúa qua bí tích và trãi rộng tình yêu Chúa đến Giáo Hội Chúa, qua cách thức nhân loại.

“Tôi thấy rất nhiều nỗi đau và nỗi buồn trong thế giới ngày nay. Bạn có thể thấy điều đó trong ánh mắt nhân loại. Satan làm cho mọi người nghi ngờ về chính mình. Đối với tôi, thụ phong làm linh mục là để được sai đến thế gian nhằm trao ban Chúa cho mọi người cũng như ân sủng niềm vui và sự thật của Chúa. Khi nghĩ đến điều đó, thật tuyệt vời làm sao đến nỗi tôi không còn mơ ước điều gì khác. Cha Harkins đã chia sẻ như thề.

Các linh mục ở Missouri và các vùng khác trên khắp đất nước đã bộc lộ lòng thương tiếc Cha Harkins qua mạng xã hội.