Giáo lý Phúc Âm Chúa Nhật XIV Quanh Năm, A | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

773

CHÚA NHẬT XIV QUANH NĂM

Sách Ngôn Sứ Giacaria 9.9-10;
Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma 8.9.11-13
và Phúc Âm Thánh Matthêô 11.25-30

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. – Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho.

“Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”. Đó là Lời Chúa

Diễn ý Phúc Âm:

Lạy Cha, Chúa cả đất trời ,
Không cho hiền triết những lời cao siêu.
Nhưng lại cho kẻ hẫm hiu,
Tinh thông chuyện lạ tuyệt chiêu nhiệm mầu.

Thánh ý, con xin cúi đầu,
Vâng lời tuyệt đối cho dầu khổ đau.
Cuộc đời gian khổ bể dâu,
Cha Con gắn bó nhiệm mầu thánh ân.

Những ai gánh vác ngàn cân,
Đến đây bổ sức xả thân hành trình.
Ách ta êm ái an bình,
Dịu hiền khiêm tốn thật tình yêu thương.

Về đây tìm chốn náu nương,
Suy tư học hỏi tấm gương của Thầy.
Tránh thói gian ác đọa đầy,
Hiền dịu khiêm tốn cao dày vô song. Amen.

https://www.belmontanglican.org.au/wp-content/uploads/2014/08/Revelation-300x300.jpgI. Sứ điệp Phúc Âm:   

Không có một thông thái nào có thể thấu triệt Thiên Chúa. Nhận biết Chúa là ơn mạc khải.

Ơn mạc khải để nhận biết Chúa chỉ ban cho những người khiêm nhường, biết mình nhỏ bé không thấu triệt được Thiên Chúa càn khôn.

Không ai biết Thiên Chúa Cha trừ Chúa Con. Không ai biết Chúa Con trừ Chúa Cha. Nhận biết Thiên Chúa là qua ơn Chúa mạc khải tức Chúa làm cho người ta biết Chúa. Con người không có khả năng tự biết Chúa.

Không ai là thầy dạy người khác trừ ra Chúa. Vì Chúa hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Hiền lành và khiêm nhượng để đón nhận ơn mạc khải Chúa ban. Chỉ biết Chúa nếu khiêm nhường và chỉ thật sự hiền lành và khiêm nhường nếu biết học nơi Chúa.

II. Dẫn giải Phúc Âm:    

Bài Phúc Âm ngắn, chứa 3 ý chính nhưng xem chừng kém mạch lạc?

Đúng! Bài Phúc Âm ngắn và có 3 ý chính như sau:

– Con người không có khả năng hiểu biết Thiên Chúa. Con người biết Chúa là do ơn mạc khải. Chúa chỉ mạc khải cho người nhỏ bé tức khiêm tốn tự hạ.

– Không ai biết Thiên chúa cho bằng Chúa Con, là Thiên Chúa. Cũng không ai biết Chúa Con cho bằng Thiên Chúa Cha, vì đồng bản thể. Không thể biết Chúa nếu không qua Chúa.

– Người khiêm nhường có khả năng đón nhận ơn mạc khải để nhận ra Chúa. Không ai có thể dạy sống khiêm nhường cho bằng chúa Giêsu vì không ai khiêm nhường cho bằng “Người đã huỷ mình đi, lãnh lấy thân phận tôi đòi… đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (Thư Thánh Phaolô gửi Giáo đoàn Philipphê 2.7-8).

Ba ý chính vừa nêu trên xem chừng kém mạch lạc?

Không! Trái lại rất mạch lạc trong lý luận thần học Kinh Thánh:

Con người chỉ có thể nhận ra Chúa, nếu biết trở thành nhỏ bé và khiêm tốn. Không ai có thể dạy bài học khiêm tốn hay và thiết thực cho bằng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, người nhận biết Thiên Chúa Cha tường tận vì đồng bản tính với Thiên Chúa Cha, nhưng lại tự hạ và vâng lời cho đến chết trên thập giá!

Thiên Chúa không là đối tượng của tri thức hay trí thông minh nhưng là Thiên Chúa mạc khải.

Thiên Chúa mạc khải chính mình qua công trình sáng tạo vạn vật vũ trụ. Thánh Tôma Aquinô ghi lại: “Thiên Chúa là bậc Thầy tuyệt hảo, Ngài đã để lại cho chúng ta 2 tác phẩm siêu việt, để giúp chúng ta học hỏi một cách chu đáo. Đó là sách tạo vật và sách Kinh Thánh. Có bao nhiêu tạo vật trong vũ trụ này là có bấy nhiêu chương tuyệt mỹ trong cuốn sách thứ nhất đó. Cuốn sách tạo vật đã dậy cho chúng ta sự thật mà không pha trộn vào đó một sự giả dối nào cả. Vì thế khi có người đến hỏi nhà hiền triết Aristote rằng ông đã học ở đâu mà có được những tư tưởng trung thực và cao đẹp như vậy. Ông ta trả lời: “Tôi đã học từ các tạo vật, bởi vì các tạo vật không bao giờ nói dối”.

https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2018/6/4/photo-1-152808345441164972990.jpg
Phi hành gia Liên Sô, Yuri Alekseievich Gagarin

Người khiêm tốn nhìn ngắm vũ trụ vạn vật và nhận ra kỳ công tuyệt hảo và quyền năng của Thiên Chúa, Đấng Hóa Công. Tuy nhiên, có người không những ngắm mà còn bay vào vũ trụ nhưng vẫn tuyên bố “tôi chả thấy Thiên Chúa trên nầy!” Đó là phi hành gia Liên Sô, Yuri Alekseievich Gagarin (1934–1968) được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông.

Nhưng rồi ông đã phải thấy Thiên Chúa do tai nạn máy bay bị nổ tung vào ngày 27 tháng 3 năm 1968 vào lúc 10 giờ 31 phút sáng trong khu vực làng Novosjolovo cách thị trấn Kirzhach, tỉnh Vladimir 18 km. Cho đến nay không ai rõ nguyên nhân tại sao máy bay ông bị nổ tung? Đây là một mạc khải Thiên Chúa dành cho người chối bỏ Ngài chăng?

Thiên Chúa mạc khải chính mình:

Thiên Chúa mạc khải chính mình qua Chúa Giêsu: Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều đoạn Kinh Thánh Tân Ước cho thấy Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha là một. Chúa Giêsu đến để thi hành thánh ý Thiên Chúa Cha. Ai thấy Thầy là thấy Cha.

Thiên Chúa mạc khải chính mình trong Giáo Hội qua vai trò tiên tri, vương đế và tư tế. Chúa thành lập Giáo Hội và chúng ta trở thành những phần tử trong thân thể nhiệm mầu của Chúa. Chúng ta thành con Chúa. Chúng ta được nuôi sống. Chúng ta được thừa hưởng gia nghiệp nước trời qua việc thi hành sứ mạng mà Chúa trao cho Giáo Hội. 

Thiên Chúa mạc khải chính mình qua những biến cố cuộc đời. Con người được xuất sinh từ Chúa và qui hướng về Chúa. Tất cả những diễn biến trong đời người là những mạc khải về Thiên Chúa cho chúng ta. Biết khiêm tốn lắng nghe sẽ nhận ra sự hướng dẫn của Chúa. Theo sự hướng dẫn của Chúa sẽ tìm thấy Chúa là cùng đích của đời người.

Thế nào là hiền lành và khiêm nhượng trong lòng?

Tôi ngại đưa ra một định nghĩa, chỉ xin đan cử vài thực hành cá nhân và để mỗi người tìm cho mình một định nghĩa thiết thực về hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.

Đọc Kinh Thánh hằng ngày:

Nói ít! Suy tư nhiều! Và viết ra những gì mình suy nghĩ. Nếu phải đi tu dòng chiêm niệm, chắc tôi không chấp nhận qui luật giữ thinh lặng được. Tôi nói hơi nhiều! Nói nhiều! Không là tội, nhưng dễ phô trương và cũng dễ nói sai. Nên người hiền lành và khiêm nhường là người ít nói và suy tư nhiều. Viết ra những gì mình suy tư. Nhiều khi nói huyên thuyên mà không viết nỗi một trang giấy những gì cần viết. Đó là dấu hiệu của nông cạn và ít có chiều sâu lắng đọng.

Không cãi cọ và tranh chấp hơn thua. Tất cả rồi sẽ thành hư không vô ích! Nhiều người có tính hay lý sự nhiều lời và cãi bướng. Đó là phản ứng của người thích hơn thua. Thường những bậc đáng kính hay người có địa vị trong xã hội không có lý sự hay cãi cọ tranh chấp lớn tiếng với người khác. Cãi cọ hay tranh chấp thường đễ gây xúc phạm hay hạ giá người khác.

III. Thực hành Phúc Âm:

“Dạ, nhờ ơn Chúa, con xin hứa”.

Đây là lời hứa sau cùng của ứng viên chức linh mục trả lời Đức Giám Mục khi Ngài hỏi: “Con có hứa giữ luật độc thân linh mục và đời sống khiết tịnh tuyệt đối vì Nước Trời cho đến suốt đời không?”

<p>Diocesan priests lay their hands on the head of Father Jeff Chichester during the ordination Mass June 2 at Sacred Heart Cathedral. (Courier photo by Jeff Witherow) </p>

Ứng viên sắp chịu chức linh mục thưa:

“Dạ, nhờ ơn Chúa, con xin hứa!”

Những câu chất vấn khác của Đức Giám Mục về đức tin, về đức vâng lời, về lòng nhiệt thành rao truyền chân lý Tin Mừng, về sự hiệp thông trong Giáo Hội… đều chỉ được trả lời: Dạ con xin hứa. Riêng câu chất vấn về đời sống độc thân linh mục thì ứng viên phải trả lời: Dạ, nhờ ơn Chúa, con xin hứa.

Điều đó cho thấy khoản Giáo Luật 277 thật chí lý khi xác định: “Vì vậy, họ phải sống bậc độc thân là một hồng ân riêng của Thiên Chúa”.

Từ xưa cho đến nay, bất cứ linh mục nào cũng nhìn nhận như tôi rằng: Nếu linh mục còn giữ được luật độc thân linh mục và sống đức khiết tịnh hoàn hảo là “nhờ ơn Chúa!” Không có Thầy, chúng con không làm được gì. Hay nói khác đi, không có Chúa, linh mục không thể nào giữ được luật độc thân và khiết tịnh. Tôi kết luận cho bản thân mình: Không nhờ Chúa, không cầu xin Chúa, linh mục không có thể sống luật độc thân hay khiết tịnh.

Đời sống gia đình cũng phải giữ luật khiết tịnh: Sinh hoạt vợ chồng chỉ giới hạn với người chồng và vợ mình thôi. Điều nầy cũng không dễ và không giữ được nếu không “nhờ ơn Chúa!”

Không có Thầy chúng con không làm được gì! Chúa cho con biết Chúa và sống trung thành với Chúa.

Thế nằm: Khiêm tốn – đón nhận và tích tụ

Ai cũng cảm động khi thấy ứng viên Phó tế hay ứng viên Linh mục nằm phủ phục trong suốt kinh cầu các Thánh. Tại sao nằm?

https://todayscatholic.org/wp-content/uploads/2016/06/23ordination1.jpg

Không có cử chỉ nào bày tỏ sự khiêm tốn và giới hạn của mình cho bằng người nằm úp mặt sát đất. Không ai có thể nghe thấy và nhận lãnh sự trao ban trọn vẹn cho bằng người nằm phủ phục trong im lặng. Không ai thành dễ thương và đáng ban ơn chúc phúc cho bằng người nằm phủ phục và im lặng. Người chết là người nằm im lìm và trao ban trọn vẹn: Không còn đòi hỏi hay yêu sách gì.

Xem bài liên quan: