Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật VI Phục Sinh | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

915

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Sách Công Vụ Tồng Đồ 10.25-26, 34-35,44-48;
Thư Thứ I của Thánh Gioan 1.7-10
và Phúc Âm Thánh Gioan 15.9-17

Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau”. Đó là Lời Chúa.

Diễn ý:

Biệt ly Chúa dạy một điều,
Nói đi nhắc lại trăm chiều thiết tha.
Yêu mến như thể Chúa Cha,
Những gì truyền dạy mang ra thực hành.

Yêu mến nhau! Luật rõ rành,
Không tình nào lớn, chân thành hiến trao.
Cho bằng chết nhục thanh cao,
Cho người bạn hữu xiết bao ân tình.

Yêu nhau là giới luật TÌNH,
Là đem luật Chúa khoe trình muôn dân.
Đơn giản, ngắn gọn, bình dân,
Gương lành trước mắt hơn trăm ngàn lời.

Thiên Chúa cao cả trên Trời,
Xuống trần nhập thể thành Lời TÌNH YÊU.
Lời ấy tóm gọn một điều,
Thương yêu tha thứ! Mão triều đời sau! Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:

https://i.swncdn.com/media/1020w/via/8168-grouphanduplovethewind.jpg

  • “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào – Thầy cũng yêu mến anh em như vậy” Chúa Cha và Chúa Con là một – Chúa Con và chúng ta cũng thành một. Nói khác đi: Hãy liên kết và hòa nhập với Chúa GIêsu.
  • Ai yếu mến Chúa là giữ những điều Chúa dạy. Nói khác đi, giữ luật Chúa là yêu mến Chúa.
  • Thiên Chúa Cha yêu mến những ai yêu mến Thiên Chúa Con.
  • “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa… Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” Tình yêu làm cho người yêu nhau thành một và không còn phân biệt giai cấp hay khác biệt như chủ tớ.
  • “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em..” Con người được kêu gọi sinh ra và phục vụ cho Thiên Chúa. Chúng ta có ơn gọi làm người và phục vụ Chúa.

II. Dẫn giải liên quan Phúc Âm:

Diễn từ ly biệt của Chúa Giêsu chỉ được ghi lại trong Phúc Âm Gioan.

Phúc Âm Gioan được viết sau cùng và có mặt ở cộng đồng Kitô hữu vào đầu thế kỷ thứ hai. Vì thành hình sau cùng nên đầy đủ nhất và chứa đựng nhiều yếu tố thần học, đặc biệt về Kitô học. Phúc Âm thứ tư được biểu tượng bằng chim phượng hoàng, bay cao, xa và trên. Rất có thể Chúa Giêsu đã không có diễn từ ly biệt rất dài đến bốn chương trong Phúc Âm Gioan. Rất có thể phần chính trong diễn từ nầy đến từ những suy tư và đời sống tông đồ của Thánh Gioan. Gioan muốn dạy cho giáo dân về giới luật yêu thương, về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và về sự liên kết giữa con người và Chúa Giêsu, nên Ông đã tận dụng những nhắn nhủ của Chúa sau khi rửa chân cho các tông đồ, để đặt vào miệng Chúa Giêsu bài diễn từ biệt ly trên.

Yếu tố chính trong diễn từ ly biệt đêm tiệc ly
Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con:

Yêu thương nhau là luật Chúa. Luật Chúa được coi là bất khả di dịch và không miễn trừ. Giới luật yêu thương có trong mười điều răn Đức Chúa Trời. Giới luật yêu thương có trong tất cả các tôn giáo. Giới luật yêu thương được đặt định trong tâm hồn mọi người. Nên có thể nói: Yêu thương là luật tự nhiên. Ai cũng biết là mình phải yêu thương người khác và ai cũng cần người khác yêu thương mình.

Nhưng phải làm như thế nào để thể hiện giới luật yêu thương?

  •  “Yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con!”

Thế nào là như Thầy yêu thương các con?

  • Vô điều kiện: Chúa Giêsu yêu các tông đồ không vì họ đáng yêu.
  • Vô vị lợi: Chúa Giêsu yêu các tông đồ không vì họ mang lợi lộc cho Chúa.
  • Vô giới hạn: Yêu thương đến chết và hy sinh tột cùng.

Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.
Tuân giữ giới răn Chúa truyền: Yêu thương nhau.
Đúng như Chúa đã trả lời cho thắc mắc: Đâu là giới răn cao trọng nhất?
Yêu Chúa hết tâm hồn và hết trí khôn. Yêu người khác như chính mình.
Hai điều trên gói trọn lề luật Chúa và các tiên tri.

Giới luật cốt lõi: Kính Chúa yêu người nầy làm người ta đi đến thắc mắc về giáo huấn của Giáo Hội cũng như về số nhiều và phức tạp trong những lề luật của Giáo Hội? Có nhiều người thắc mắc về vai trò của Giáo Hội trong chương trình cứu độ. Kính Chúa và yêu người là đủ. Tại sao còn có 1752 khoản Giáo Luật và vô số luật của Hội Đồng Giám Mục, của Giám Mục địa phận rồi ngay các Cha sở cũng ra luật.

https://grantspasschurchofchrist.files.wordpress.com/2012/06/jesus_lavadopies.jpg?w=396Để giải thích thắc mắc trên, tôi chỉ xin trưng dẫn khoản cuối cùng trong Giáo Luật, điều 1752 nói như sau: “… đặt trước mắt luật tối cao trong Giáo Hội, đó là phần rỗi các linh hồn” Nên Giáo Hội có bổn phận giáo huấn tín hữu bằng những luật lệ hay chỉ thị… Tuy nhiên, tất cả phải vì mang ích lợi phần rỗi cho giáo dân, tức là phải vì tình yêu thương mà ban luật. Nên nhiều giáo huấn và nhiều luật lệ để thể hiện tình bác ái cách cụ thể và thiết thực hơn.

“Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa… Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu”

Chúng ta có thể hiểu như sau:

Chúa Giêsu xác quyết là: Thiên Chúa rất cao cả, nhưng không còn cách biệt chúng ta nữa. Ngài mặc lấy xác phàm và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa cắm lều ở giữa chúng ta. Thiên Chúa trở nên bạn của chúng ta.

Thứ đến, Thiên Chúa chọn chúng ta làm cộng tác viên của Ngài: Chúng ta được mới gọi để chia sẻ công việc cứu chuộc nhân loại của Ngài.

Gospel reading John 15:9-17 Brief commentary: For our shared or personal reflection:Chúa Giêsu xuống trần làm người có nghĩa là nhập thế, có nghĩa là hòa mình, có nghĩa đồng hóa với con người và có nghĩa là cần con người hợp tác. Nên vấn đề khiếp sợ thần linh trong đạo cũ hay kính nhi viễn chi không còn thích hợp với Tân Ước. Con người phải gần với Chúa như hai người bạn. Con người phải cộng tác với Chúa như những cộng tác viên với nhau.

Từ chỗ đó, sống đạo phải:

  • Sống thân tình với Chúa như bạn thân.
  • Phải nói chuyện và tâm sự với Chúa như tri kỷ.
  • Phải quan tâm chia sẻ công việc của Chúa là mang ơn cứu độ cho người khác.

Về vấn đề cầu nguyện hay tâm sự với Chúa, nên bắt chước Thánh Têrêsa Hài Đồng Giê-su “Cầu nguyện để được nhậm lời, thì không cần phải đọc một câu kinh đặt thật hay và thật đúng hoàn cảnh. Tôi làm như mấy đứa nhỏ không biết đọc sách: chỉ nói đơn sơ với Chúa những điều tôi muốn nói, và luôn luôn Chúa hiểu tôi. Tóm lại, cầu nguyện là một cái gì cao cả, siêu nhiên, làm cho tâm hồn mở ra và kết hợp với Chúa.” (Thánh Têrêsa HĐ, Chuyện một tâm hồn)

III. Thực hành Phúc Âm:

Chuyện buồn tôn giáo:
Đây là tựa đề của một tờ báo địa phương vùng Nam Cali phê bình về chuyện: Hạ tượng Cha Diệp xuống khỏi vị trí đã được linh mục tiền nhiệm cho dựng lên ở đây. Tờ báo nói: Ông Cha giảng bô bô cái miệng trong nhà thờ là yêu mến nhau, tha thứ cho nhau… Mà thực hành thì đâm thọc nhau và hại nhau… Thật sự phải nói đây là chuyện buồn tôn giáo và là chuyện đắng cay của đạo Công giáo vì xúc phạm đến giới luật Mến Chúa yêu người. Chúng ta không phê phán đúng sai. Nhưng chúng ta thấy đắng cay vì giới luật yêu thương Chúa dạy đã bị chính những người gọi là giảng dạy hằng ngày chà đạp. Làm sao truyền đạo? làm sao nói về giới luật yêu thương cho hữu hiệu? Đó là chuyện buồn.

Riêng tôi, linh mục nạn nhân của lòng hiềm thù và tham sân si của anh em linh mục ở đây, đặc biệt anh em linh mục trong vùng nầy. Tôi buồn vô hạn. Những anh em linh mục nầy thật khôn khéo và mưu mô xảo quyệt của trần đời: Họ tâng bốc Giám Mục để hạ bệ người khác. Họ đã thành công. Tuy nhiên Chúa có cách để nâng Cha Diệp lên cách nầy hay cách khác. Lúc đó họ sẽ sáng mắt!