Giáo lý Phúc Âm Chúa Nhật V Thường Niên | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

894

CHÚA NHẬT V QUANH NĂM

Sách Gióp 7.1-4.6-7;
Thư Thứ I của Thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô 9.16-19.22-23
và Phúc Âm Thánh Matcô 1.29-39

Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô:
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài. Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người. Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: “Mọi người đều đi tìm Thầy”. Nhưng Người đáp: “Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa”. Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ. Đó là Lời Chúa.

Diễn ý:

Tin vừa ra khỏi hội đường,
Phêrô nhạc mẫu liệt giường sốt cao.
Cầm tay, nhẹ bảo “không sao!”
Nâng bà chổi dậy, sức hao phục hồi.

Nhanh nhẩu nấu nướng bắt nồi,
Dọn cơm đãi khách đền bồi công ơn.
Bệnh hoạn quỉ ám lên cơn,
Kéo đến đầy cửa xin ơn chữa lành.

Bao nhiêu người khỏi quỉ hành,
Tin rằng Nước Chúa đang giành phần hơn.
Sáng sớm thanh vắng cô đơn,
Cầu nguyện, rảo bước, ban ơn cứu đời.

Rao giảng, chữa bệnh, là thời,
Thiên Chúa cứu độ Nước Trời gần bên.
Thiên Chúa Đấng ngự bên trên,
Giáng trần, nhập thế mang tên Con Người. Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:

https://i1.wp.com/christianpublishinghouse.co/wp-content/uploads/2018/04/jesus-teaching1.jpg?fit=1400%2C560&ssl=1

  • Tin Mừng: Chúa Giêsu làm người và ở giữa chúng ta.
  • Tin Mừng được rao giảng bằng Lời và bằng phép lạ chữa bệnh, trừ quỉ, tỏ lộ quyền năng Thiên Chúa.
  • Rao giảng Tin Mừng và nhiều người được nghe Tin Mừng là trọng tâm sứ vụ của Chúa Giêsu. 

2. Dẫn giải có liên quan Phúc Âm:

Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.

Phúc Âm Matcô được biệt danh là “bí mật thiên sai!” tức thánh sử có ý bật mí!” về thiên tính Chúa Giêsu  bằng những dấu lạ như trừ quỷ hay chữa bệnh tật. Nhưng nhiều lần Chúa cấm quỷ bật mí.

Mc. 1.24: “Ông Giêsu Nadarét, … Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”  Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi…!”

Mc. 1.34 “Đức Giêsu trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.”

Chúa còn cấm cả những người Chúa đã chữa lành, như Chúa dặn người phong cùi được chửa lành: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả…”

Chương 5 kể “Người cầm lấy tay nó và nói: “Talithakum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: Chỗi dậy đi !” Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sững sờ. Đức Giêsu nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc nầy!”

https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/320xn/p06vcfdj.jpgChương 7 kể chuyện Ngài chữa kẻ câm điếc rồi cũng giữ bí mật: “Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Epphatha”, nghĩa là: Hãy mở ra ! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. Đức Giêsu truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả.”

Khi Chúa biến hình, “Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại.”

Chúa cấm ma quỷ vì: Ma quỉ là kẻ gian dối. Không ai tin người nói dối bao giờ.

Chúa cầm người được chữa khỏi bệnh, vì nhiều khi chưa đúng lúc hay tốt hơn nên “đợi đến khi con người từ cõi chết sống lại!” tức sau khi đã chứng kiến phép là lớn lao nhất là phục sinh. Vả lại việc loan truyền về thần quyền của Chúa cần thực hiện bằng đời sống đức tin của cá nhân trước. Hãy để những ơn lành ơn lạ Chúa ban thấm sâu lâu ngày trong đời mình, để khi mình loan truyền, người nghe nhận ra ơn Chúa thực sự thay đổi người nhận ơn lành.

III. Thực hành Phúc Âm:

Thần quyền và thế quyền

Image result for Saddam HusseinAi cũng nhớ tổng thống của Iraq. Ông sinh năm 1937, lãnh đạo Iraq từ năm 1969 cho đến năm 2003 và bị tòa án Iraq xử treo cổ ngày 30.12.2006. Ông là người có thế quyền, tức quyền lực của thế gian. Nhưng ông rất ham mê có thần quyền, quyền lãnh đạo Hồi giáo. Ông sẽ là bá chủ Trung Đông nếu thu phục được khối Hồi giáo. Ông có tham vọng dùng thánh chiến để củng cố thế quyền của ông.

Image result for Osama Bin LadenOsama Bin Laden, sinh 1957 và chết 2011. Từ năm 2001 cho đến khi chết, ông được coi như trùm khủng bố. Mộng của ông là làm Giáo chủ của các nước Hồi giáo bằng cách gây khủng bố và triệt hạ Mỹ và những nước đồng minh của Mỹ như Anh… Những nhà chính trị có nhiều tham vọng trên có thế quyền, có quân đội, có khí giới. Nhưng thế quyền sẽ thành bách chiến bách thắng, nếu họ là lãnh tụ của tôn giáo, một tôn giáo thích vũ lực như Hồi giáo. Nhưng chúng ta phải nói rằng: Họ tính đánh lận con đen, nhưng họ quên rằng: Mục đích của thần quyền là để cứu nhân độ thế. Chúa Giêsu dùng thần quyền để trừ quỷ, chữa bệnh… giúp đời. Thế quyền tức quyền hành ở trần gian chỉ dùng mưu ích cho bản thân.  Biết phân biệt như thế chúng ta sẽ dễ hiểu hơn tại sao những chính quyền vô thần lại sợ ảnh hưởng và tiếng nói của các lãnh đạo tôn giáo. Các Ngài có thần quyền để bênh vực và cứu đời còn những nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt trong các nước Cộng sản là để phục vụ cho quyền lợi cá nhân và địa vị chính trị mà thôi.

Một linh mục lãnh đạo giáo xứ được giáo dân hết sức lắng nghe, nhiều người hay dùng từ “nghe răm rắp!” không một lời phản đối. Cha ấy nên nhớ rằng: Giáo dân nghe Cha, không vì tự Cha có tài khiến người khác nghe, nhưng vì Chúa trong Cha. Cha có thần quyền! Quyền làm vua, làm tư tế và tiên tri. Quyền ấy có không do thủ đắc nhưng do Chúa ban. Xin cho anh em linh mục chúng tôi biết vậy để sống khiêm tốn và thành công cụ hữu dụng cho thần quyền.