Được Sai Đi Làm “Đặc Ủy” Của Thiên Chúa | Chúa Nhật 14 Thường Niên B

669

vo ha

https://pictures.abebooks.com/inventory/md/md22426945458.jpgVẫn còn nhớ, khi bắt đầu Trung Học mấy chục năm trước. Thỉnh thoảng có việc cần, phải vào văn phòng của Vị Giám Đốc nhà trường, học trò nầy nhiều lần thấy trên bàn buy-rô có Tạp Chí MISSI tiếng Pháp. Rồi vài ba năm sau, khi học động từ bất qui tắc, mới biết Missi có gốc Latin là Mitto, is, misi, misum hay missum, ere: gởi đi, sai đi với sứ mệnh của Tôn giáo. Pháp ngữ của dân Gaulois dịch từ ngữ trên là Envoyer và có danh từ phái sinh là Envoy. Cả Anh ngữ cùng dùng chung từ nầy trong công việc đời thường của chính phủ. Nên  Envoy khi nầy, được gọi là “Đặc Ủy”: Đặc Sứ, Đặc Mệnh hay nhân vật được sai đi, ủy thác với nhiều uy quyền cho một đại sự chính trị đặc biệt, để tìm hiểu và giúp giải quyết những khó khăn chất chồng nổi bật bất thường.

Moïse - Bible, Ancien testament - Chrétiens aujourd'huiTrở lại chủ đề theo Lời Chúa cho Chúa Nhật 14 Thường Niên Năm B nầy, từ hơn 2500 năm trước, Thiên Chúa đã gởi nhiều Đặc Ủy gọi là Ngôn Sứ hay Tiên Tri tới với dân Do Thái được Người chọn  riêng ra giữa các dân tộc khác, để dọn đường cho Ngôi Hai giáng trần.

John the Baptist - WikipediaTheo Thánh Kinh, Vị Đặc Sứ Missi đầu tiên là Môsê và người sau cùng là Gioan Tẩy Giả được sai tới để kết thúc thời Cựu Ưóc. Và Chúa Giêsu là Đặc Mệnh Toàn Quyền của Thiên Chúa gởi tới mở đầu thời kỳ Tân Ước.

Sứ mệnh của các Ngài vừa cao cả, cũng vừa rất khó khăn và thường chất chứa đầy nguy hiểm cho tính mạng. Vì theo Chúa đơn thuần và âm thần thôi, đã là lội ngược dòng thói đời đen bạc. Còn rao giảng Lời của Ngài, là nói lên sự thật mất lòng cho đa số nhân loại, mà Bài đọc I hôm nay gọi là cứng đầu, cố chấp phản loạn chống lại Thiên Chúa. Nhưng không thể thối thác công việc của Chúa phó cho như trường hợp của Đặc Sứ  Giona. Vậy, ta cùng đọc những bài Lời Chúa bên dưới và xin ơn soi sáng, để tri nhận thêm cùng thực hành những bài học mà Chúa muốn răn dạy.

BÀI ĐỌC I: Ed 2, 2-5
“Đây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri”.
Bài trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: “Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: ‘Chúa là Thiên Chúa phán như vậy’. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri”.

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 12, 7-10
“Tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi”.
Bài trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: “Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối”. Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.

PHÚC ÂM: Mc 6, 1-6
“Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: “Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?” Và họ vấp phạm vì Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình”. Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.

Đôi dòng ghi chú và tâm tình. 

File:Prophet Ezekiel - Pantokrator monastery, Mt Athos - Theophanes of Crete 16th c..jpg - Wikimedia CommonsBài đọc I, được trích ra chỉ ba câu từ sách Ngôn Sứ E-dê-ki-êl (#622-570 TCN). Vị Ngôn Sứ nầy đã đi theo dân bại trận trong cảnh lưu đày sang Babylon trong giai đoạn từ 586-538 TCN và Ông đã gởi thân lại vùng đất xa lạ nầy, Iraq ngày nay.

Vậy, Thiên Chúa đã chọn Edêkiêl bằng cách gọi “hỡi con người” với ý nghĩa là nhân gian tầm thường và cách biệt xa thẩm với đẳng cấp Thiên Chúa. Nhưng nâng ông lên hàng Sứ Giả của Lời Người khi Thần Khí là chính Thiên Chúa nhập vào ông.

Thêm ý nữa, theo nguyên tắc “có tội thì trừng” vì Dân Israel cứng đầu, nổi loạn chống Chúa nhiều lần nên bị hình phạt lưu đày. Tuy nhiên, Chúa không quên dân của Người, mà đã chọn một Đặc Sứ cùng đồng dạng và đồng mệnh với họ, để nói lên Lời của Ngài rằng Chúa vẫn hiện diện với họ, mong họ cải tà quy chính, dù Chúa vẫn biết có thể cố chấp không nghe do quyền tự do lựa chọn.

Trong tình cảnh nầy, Thiên Chúa đã đối xử rộng lượng với con dân của Người ngày xưa biết bao. Còn ngày nay, trong cái thế giới đầy cỏ dại gian ác nầy, Thiên Chúa vẫn luôn tỏ lòng thương xót cao xa hơn nữa cho nhân loại chúng con. Xin đa tạ Ngài.

Qua bài Phúc Âm, Đức Giêsu trở về thăm quê hương Nadarét. Đúng ngày Sabát, Ngài vào hội đường và giảng Thánh Kinh.

Ban đầu những đồng hương kinh ngạc về sự khôn ngoan và cũng vì tiếng đồn từ xa những phép lạ Ngài làm những nơi khác.

Nhưng khi xét đến nguồn gốc bình dân của Ngài (xuất thân chỉ là thợ mộc nối nghề cha là ông Giuse thợ gổ, cùng chung bà con với những dân làng nhỏ bé như xứ Cổ Cò của GP. Cần Thơ xưa nay) thì họ mất lòng tin nơi Ngài.

Do kém lòng tin nên tại quê nhà Nadarét Chúa Giêsu không làm nhiều phép lạ, trừ một vài việc đặt tay trên bệnh nhân nào tin tưởng. Sau đó Chúa qua các làng chung quanh (của dân ngoại) mà giảng dạy.

Trở lại Bài đọc 2, Thánh Phaolô chân thành nói lên sự yếu đuối của bản thân như có một cái dằm luôn nằm trong da thịt. Các chuyên viên Thánh Kinh giải thích “cái dằm” đây là sự yếu đuối của Phaolô. Yếu vì bệnh tật thể xác hay sức khỏe lên xuống trên đường truyền giáo nay đây mai đó. Cũng thêm yếu tinh thần vì đôi lúc nản lòng do chia rẽ bất hòa của người tin Chúa cùng với cách sống không hơn gì trước khi theo Đạo. Cộng thêm là do sự cứng lòng không tin nhân Chúa Giêsu của đồng bào Do Thái, cùng với những ngược đãi của giáo quyền Do thái và chính quyền thực dân Roma vì niềm tin vào Đức Kitô. 

https://assets.ldscdn.org/ab/35/ab3592dc4a19a8da40039669945778145ca64116/apostle_paul_teaching.png

Chính vì biết mình yếu đuối do nhiều lần xém ngã lòng, Phaolô phải xin Chúa cất “cái dằm” ấy đi. Nhưng Chúa nâng đỡ ông: Có ơn Ta là đủ.

Cuối cùng ông bám lấy Chúa để hoàn thành sứ mệnh “vì khi tôi yếu đuối chính là lúc tôi mạnh mẽ”. Mạnh với thần lực của Thầy Giêsu hơn là do cá nhân bất toàn của mình.  

Xin dâng lời cầu. 

Trên bước đường công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã về thăm lại quê nhà. Nhưng đồng hương Nazaret không tin cậy mến, mà còn để dạ coi thường và tệ hại hơn nữa là muốn hãm hại Chúa.

  • Xin cho mọi thành trong Hội Thánh Chúa, luôn vững mạnh trong trong đức tin, để có thêm nói về Chúa cho người chung quanh.
  • Xin cho những vua chúa quan quyền trên thế giới không thích tôn giáo, biết tôn trọng tự do tín ngưỡng và không ép buộc người dân bỏ niềm tin chân chính của họ.
  • Xin cho những người đang có cái nhìn thất vọng về đạo Chúa, gặp được niềm hi vọng và lẽ sống qua những chứng nhân thật sự của tình yêu Thiên Chúa
  • Xin cho giáo dân trong họ đạo chúng con biết nhận mình khiếm khuyết để cố gắng đến những lớp học hỏi thêm về Chúa.
  • Xin cho chúng con biết mình yếu kém để khiêm tốn chạy đến với Chúa là nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao nhất của đời chúng con.
  • Xin giúp chúng con thực hành phần nào bổn phận ngôn sứ bằng cách can đảm chống lại ác xấu và hổ trơ những điều tốt lành, thiện hảo. Amen.