Hồi tưởng lại Họ Đạo Tắc Sậy | Trở lại 80 năm về trước

1910

Bà Lucia Huỳnh Thị Nghĩa | Nhân chứng sống

Minh họa Họ Đạo Tắc Sậy theo hồi ức của Bà Lucia Huỳnh Thị Nghĩa khoảng từ năm 1930 – 1946

Xóm đạo của tôi chỉ có một cây số dài; khoảng 200 nóc gia; trên dưới 1.500 người. (Click vào ảnh trên để phóng lớn hình minh họa)

Bia mộ từ năm 1932, tìm thấy trong Đất Thánh họ Tắc Sậy ngày nay.
Cây Thánh Giá rất cao trong Đất Thánh ngày nay
  • Đầu xóm là đất Thánh và ở giữa đất thánh, có cây Thánh Giá thật cao.
  • Nhà đầu là nhà lầu cao cẳng của Thầy Ba Luật làm việc trên tỉnh; cũng là thân sinh của soeur Tốt hiện nay gần 90 tuổi đang ở nhà hưu dưỡng Cù Lao Giêng.
  • Nhà Soeur Thương (đã qua đời) và cách khoảng là nhà Soeur Nguyên (cũng đã qua đời).
  • Giữa xóm có nhà lầu lớn nhất của Thầy Ba Tính, thầy từ Sàigòn xuống mở hảng dệt chiếu.
  • Nhà Ông Biện Đậu; nền đúc cao, trồng nhiều cây ăn trái; là thân sinh của soeur Trâm (đã qua đời). Soeur Trâm lớn tuổi nhất trong các soeur.
  • Nhà Ông Tư hay là chú của Bà Trần Thị Hường, nhân chứng sống.
Bà Phụng, bà Cảnh, bà Hường. 3 bà là con của ông Trần Văn Năng
  • Nhà Ông Ba Năng là Ba của Bà Hường.
  • Nhà Bà Nội của Bà Hường.
  • Lẩm lúa nhà chung, phía trước có sân gạch lớn để phơi lúa; cũng là nơi nương tựa cho người đói nghèo tá túc.
  • Nhà xứ lầu cao cẳng có bốn cầu thang phía trước và phía sau. Sau nhà xứ là nhà bếp và người nấu bếp là Ông Út Thời cũng là Ba của Soeur Kim Ly; Soeur Kim Ly còn người chị hiện đang ở Sàigòn.
Sơ Kim Ly, cháu Cha Diệp
  • Nhà thờ nền cao có hai bậc thang; hai bên hành lang thoáng mát chạy dài đến cửa phòng thánh (phòng áo)
Nhà Thờ Tắc Sậy năm 1946 rất giống ngôi nhà thờ nầy.

Chúng tôi gồm ba người được gọi tên là “Ba Đồng Nhi hát” có bổn phận quét dọn mỗi ngày và thường mang cái tỉnh rỗng (dùng để đựng nước mắm) thay thế cho thùng và đi khoảng vài chục thước đến ao để múc nước đem về tưới các loại cây; trừ ngày Chúa Nhật (kiêng việc xác). Phía trái có gác chuông; bên hông nhà thờ với nhà soeur trồng cây kiểng, hoa để chưng dọn bàn thờ.

Từ trái qua: Bà Ngọc Anh – Sơ Nữ – Bà Nghĩa. 3 bà là đồng nhi hát của Cha Diệp
3 bà là đồng nhi hát của Cha Diệp
  • Nhà các soeur nhà lẩu cao cẳng như nhà hát của xứ và có hai cầu thang phía trước và phía sau, đi vài chục thước là tới trường học.
  • Trường học đúc gạch lên cao bốn bậc thang; nhà trường ngăn đôi thành hai lớp nam và nữ.
  • Phía sau có nhà lá nhỏ làm lớp mẫu giáo, trước sân trường có núi Đức Mẹ nho nhỏ và đơn sơ và phía sau trường học có hàng rào xương rồng cao, có cây Quao lớn làm ranh giới dành cho khu vực chung.
Cây Quao lâu năm
  • Nhà lớn Ông năm Tước có hàng rào và cây Quao.
  • Nhà nhỏ hơn là nhà Ông Tư Lễ; chú của Ngọc Anh.
  • Nhà lớn là nhà Ông câu Mẹo, Ông Nội của Ngọc Anh.
  • Nhà nhỏ hơn là nhà Ông Hai Cà là ba của Ngọc Anh.
  • Nhà lớn là nhà Ông Biện Sĩ.
  • Nhà nhỏ phía sau là nhà Ông Tư Đẩu.
  • Nhà lớn là nhà Ông Mười Trọng; thân sinh của bà Huỳnh Thị Nghĩa; và soeur Huỳnh Thị Nữ cũng ở chung. Đến lúc loạn lạc, ba má soeur dọn về lẫm lúa của Cha để tạm trú.
  • Nhà nhỏ hơn là nhà Ông Chệt Tệt bán thịt heo.
  • Đến ống cống rảnh nhỏ ngăn đôi họ đạo Tắc Sậy và Cây Gừa.
  • Bên kia sông, đối diện với họ đạo có vài chục căn nhà.
  • Có nhà Soeur Sở hiện còn sống gần 90 tuổi ở nhà Hưu Dưỡng Cù Lao Giêng; Soeur Sở đàn dương cầm nổi tiếng thời đó.

Bên lề đường phần nhiều có hàng rào xương rồng và thỉnh thoảng có hàng rào bông bụp có cắt xén đàng hoàng; hai bên đường vô nhà cũng trông bong bụp.

Riêng nhà thôi thì hai bên đường vô nhà trồng bông huệ; trước sân nhà có bốn cây mãng cầu dai; gần bên lề đường có hàng chuối sứ; dọc theo lề đường tới đất thánh có trồng cây sua đủa.

Trong Hồi tưởng của Bà Lucia Huỳnh Thị Nghĩa, có dùng từ “Chệt Tệt bán thịt heo” Chệt là âm nhái giọng của CHẸC trong tiếng Triều Châu, có nghĩa là CHÚ, người em của ba mình. Nên Chệt Tệt cũng có nghĩa là chú Tệt. Cũng xin dẫn chứng về việc di cư của người Triều Châu sang Việt Nam nhất là Bạc Liêu để thấy rằng người Miền Nam Việt Nam vùng Bạc Liêu rất gần gủi và gần như hội nhập nhiều văn hóa của người Trung Hoa gốc Triều Châu.

Ở Việt Nam có một xứ sở rất nhiều người Triều Châu, nhiều đến nỗi được thể hiện qua ca dao:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu