Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp [Việt – Anh]

6025

TIỂU SỬ:

Sinh ngày: 01.01.1897 tại làng Tấn Đức, ấp Mỹ Lợi, Mỹ Luông, Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Song thân: Ông Micae Trương Văn Đặng (1860-1935) và bà Lucia Lê Thị Thanh.
Rửa tội: 02.02.1897 tại họ đạo Cồn Phước do Cha Giuse Sớm.
Lấy tên thánh: Phanxicô Xaviê.
Năm 1904, mẹ mất, theo cha đến Battambang, Campuchia sinh sống bằng nghề thợ mộc.
Năm 1909, Cha Sở Phêrô Lê Huỳnh Tiền cho vào Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng.

Sau đó theo học ở Đại Chủng Viện Nam Vang, Campuchia (Thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc Giáo phận Phnom Penh tức Nam Vang, Campuchia)

Năm 1924, thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản.
Năm 1924-1927, Cha phó họ đạo Hố Trư, tại Kandal, Campuchia.
Năm 1927-1929, Giáo sư tại Chủng Viện Cù Lao Giêng.

Tháng Ba năm 1930, Cha sở họ đạo Tắc Sậy. Ngoài ra Cha còn chăm sóc mục vụ cho 8 họ đạo lẻ: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò và Rạch Rắn. Rửa tội cho gần 2000 người (1648 người còn ghi tên trong sổ chưa kể một hay hai quyển sổ Rửa tội bị thất lạc).

Năm 1945-1946, thời chiến tranh loạn lạc khốc liệt, làng xóm bị sơ tán, giáo dân phải tản cư. Đồng bào miền Tây Nam Bộ sống thật bất an vì chiến tranh, vì sự tranh chấp quyền lực và đất đai giữa các phe phái. Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp được thuyết phục rời nhiệm sở, nhưng Ngài cương quyết: “Sống chết vì đàn chiên! Chiên ở đâu thì chủ chiên ở đó!

Ngày 12.3.1946, Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp bị bắt lùa đi cùng với trên 100 giáo dân Tắc Sậy và bị giam chung trong lẫm lúa nhà ông Châu Văn Sự tại Cây Gừa. Cha đã hy sinh mạng sống mình chết thay cho đàn chiên: Cha bị chém chết và xô xuống ao nhà bên cạnh, nhà  Ông Châu văn Mưu. Bà con được trả tự do về lại nhà và tản cư ngay trong đêm.

Thi hài Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Đến năm 1969,  hài cốt Cha được dời về nhà thờ Tắc Sậy, nơi Cha đã thi hành nhiệm vụ mục tử một cách trung thành trong suốt 16 năm. Ngày 4.3.2010, Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục địa phận Cần Thơ đã chủ sự thánh lễ di dời hài cốt Cha Phanxicô vào phần mộ khang trang mới được xây dựng.

Ngày nay, Trung Tâm hành hương Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp thu hút nhiều bà con lương giáo. Từ Bắc chí Nam Việt Nam và cả ở hải ngoại, không ai là không biết Cha. Ai cũng đến nhờ Cha giúp đỡ. Hàng năm vào dịp lễ giỗ của Cha, ngày 12.3 vô số người đến với Cha. “Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp có lòng nhân ái với mọi người, cả lương giáo. Ai cũng yêu thương Cha!” Đức Cha GB. Bùi Tuần, Giám Mục về hưu của địa phận Long Xuyên chia sẻ hôm ngày 6.8.2011. Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàigòn, được kể như nhân chứng sống, đã thành thật chia sẻ: “Bà con lương dân và cả người vô thần đã “phong thánh” cho Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp từ lâu rồi!”(ghi nhận ngày 4.8.2011).

Ngày 25.8.2011, Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục địa phận Cần Thơ ban sắc chỉ cho chính thức bắt đầu tiến trình tuyên phong chân phước cho Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Đây, vừa là tin vui cho Giáo phận Cần Thơ, cho Giáo Hội Việt Nam và cho cả Giáo Hội hoàn vũ. Đồng thời cũng là một thử thách lớn rất cần ơn trợ lực của Chúa cũng như sự tham gia đóng góp của mọi người bằng lời cầu nguyện, bằng việc nâng đỡ tinh thần và vật chất. Hãy luôn vững tin rằng: Không gì là không có thể với Thiên Chúa. Hãy cùng nhau mạnh dạn tham gia làm việc Chúa!

Lm. Phêrô Trần Thế Tuyên
Cáo thỉnh viên

Father FRANCIS XAVIER TRƯƠNG BỬU DIỆP
1897-1946

Date of birth: January First 1897
Place of birth: My Loi Hamlet, My Luong Village, Cho Moi District, An Giang Province, VietNam.
Parents: Mr. Michael Trương Văn Đặng (1860-1935) and Mrs. Lucy Lê Thị Thanh.
Date of Baptism: February 2nd 1897 by Father Joseph Sớm.
Place of Baptism: Cồn Phước Parish. Name of Patron Saint: Francis Xavier
After his mother died in 1904, his father brought him to Battambang, Campuchia. They lived by carpentry.

In 1909, with the help of his pastor, Father Peter Lê Huỳnh Tiền, Francis Diệp entered minor seminary in Cù lao Giêng and gradually major seminary of Phnom Penh, Campuchia (At that time, all parishes of Mekong Delta belonged to just one Catholic Diocese, the Diocese of Phnom Penh in Campuchia)

In 1924, Francis Diệp was ordained to Presbyter under the time of Most Reverend Valentin Herrgott, bishop.

From 1924-1927, Parochial Vicar of Hố Trư, Vietnamese Parish in Kandal, Campuchia.
From 1927-1929, professor of minor seminary of Cù lao Giêng.

In March 1930, appointed as Parish priest of Tắc Sậy. Besides, Fr. Francis Diệp also provided Pastoral work for eight missions: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò và Rạch Rắn. He baptized almost 2000 persons, both infant and adult.

In years 1945-1946 the West-Southern part of Viet Nam was considered a war-torn one: Villages were destroyed, people were evacuated. People lived in an extreme insecure of war and of fighting among different politic groups for power and for land. Father Francis Trương bửu Diệp was warned to leave, however he firmly stated: “My life and my death is reserved for my flock! Shepherd should be where the flock is!

In March 12th 1946, Father Francis Diệp and around one hundred parishioners were forced to leave for Cây Gừa where they were kept in the barn of Mr. Châu văn Sự. Father Francis Diệp willingly laid down his life for the life of his flock. They killed him and threw him into a pool of water that it belonged to Mr. Châu văn Mưu, the next door of Mr. Sự. After his death, parishioners were allowed to go home and they had to leave their places right on that night.

The dead body of Fr. Francis was buried in the sacristy of Khúc Tréo Church. In 1969, his remains were moved to Tắc Sậy’s Parish where he functioned faithfully the duty of a shepherd during sixteen years.  March 4th 2010 Most Reverend Steven Thiên, Bishop of Cần Thơ presided a Mass to move his bones to the existing vault.

Pilgrimage Center of Father Francis Diệp now attracts many people, both Catholic and non-Catholic in every single day. Everyone knows him. They come to him from North to South of Viet Nam and from different parts of the world. They come to him for help. Innumerous pilgrim gathers annually for his funeral anniversary on March 12th. Most Reverend John the Baptist Bùi Tuần, Emeritus Bishop of Long Xuyên, said “Father Francis Diệp has a compassionate heart to everyone, to both Catholic and non-catholic. He is so loved by everyone!”(Given in August 6th 2011). His Eminence, Cardinal John the Baptist Phạm Minh Mẫn, Archbishop of Sàigòn, considered as a living witness, strongly stated “Non-Catholics and even Atheists have already canonized Father Francis Diệp!” (Given in August 4th 2011)

Recently in August 25th 2011, Most Reverend Steven Tri buu Thien, bishop of the Diocese of Can Tho  has granted a decree so that the procedure of beatification of Father Francis Truong buu Diep officially would start. This is good news for the Diocese of Can Tho, for the Church in Viet Nam and also for the Universal Church. However it is also a big challenge! Yes, it relies very much on Divine support, on prayer and on financial support from everyone. Let us firmly believe that: nothing is impossible to God! Be strong in joining hands to do God’s work.

Given by Reverend Peter Tuyen Tran
Postulator