Dọn Đường Đón Mừng Chúa | Chúa Nhật 2 Mùa Vọng năm B | Vô Hạ

662

vo ha

Chúa Nhật Thứ II Mùa Vọng nầy, ngày 06.12.2020, khi vừa vào trong giáo đường, nhìn lên Thánh Cung, quí giáo hữu sẽ thấy hai ngọn nến màu tím lung linh ánh lửa, trên chiếc bàn trang hoàng cảnh trí xanh lá cây tràn đầy sức sống và hi vọng cho cuộc đời mình và cho cả và thiên hạ nữa.

Nhờ thêm lửa, có thêm sức nóng nhiệt tình và cũng thêm ánh sáng tâm linh, giúp cho những người thiện tâm gia tăng sốt mến mà đọc những Lời chỉ dạy chân thật và khôn ngoan của Chúa, trong sách Ngôn sứ Isaia, Phúc Âm Thánh Marcô và Thư 2 của Thánh Phêrô Tông đồ bên dưới. Ta cùng hướng về nhà Chúa, là niềm vui lớn lao của toàn dân.  

BÀI ĐỌC I: “Hãy dọn đường đón Chúa”.
Bài trích sách Tiên tri Isaia 40, 1-5. 9-11

https://verbumdeicebu.weebly.com/uploads/1/0/7/7/10777735/9376781_orig.png

Chúa ngươi phán: Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! Hãy nói với Giêrusalem, và kêu gọi rằng: Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi.

Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa, vì Ngài đã phán. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng.

Hãy cất tiếng cao, đừng sợ! Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Ðây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ.

BÀI ĐỌC II: “Chúng ta mong đợi trời mới đất mới”.
Bài trích thư thứ 2 của Thánh Phêrô Tông đồ 3: 8-14

Anh em thân mến, có một điều anh em không thể không biết là một ngày đối với Chúa như ngàn năm, và ngàn năm như một ngày. Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa của Người, như có vài người lầm tưởng, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối.

https://previews.123rf.com/images/_ig0rzh_/_ig0rzh_1209/_ig0rzh_120900003/15070803-jesus-christ-in-blue-sky-with-clouds-heaven.jpg

Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Trong ngày đó, các tầng trời qua đi trong những tiếng rung chuyển mạnh, ngũ hành đều cháy tiêu tan, trái đất cùng mọi công trình kiến tạo đều bị thiêu huỷ. Vì mọi vật ấy tiêu tan đi, nên anh em càng phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến, ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi. Nhưng theo lời Người hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị.

PHÚC ÂM: “Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô 1: 1-8

Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi.

Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.

Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: “Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần”.

Đôi dòng ghi chú và tâm tình.

Trước hết, xin dạo một chút vòng ngoài về nghệ thuật kiến trúc Á Đông để dẫn vào vòng trong là Mùa Vọng.

https://lh3.googleusercontent.com/proxy/n5XgHQajwXKHXMPA403fhrBtHbNo6vU4hgqELWhIXNDn88XRapMOrQSHr9tzNRdI0cyeI15cPJHgAXFL889VCC_LGRVlOZiGyaiVMAdQYhsoFsVIjUGT0Z0Tổ Tiên Bách Việt từ ngàn xưa đã biết đưa triết lý sống đạo lẽ phải và đạo làm người, thành công thức, vào nghệ thuật kiến trúc đền, đình, chùa, trong những thời kỳ mà Đạo Chúa chưa tới miền nầy. Ở đây, chỉ xin nói về quy thức kiến trúc “Phương Đình” hầu như phải có tại những chốn linh thiêng nói trên.

Đó là phần xây dựng tương tự chiếc đình nhỏ không tường vách, thường có hình vuông, đôi khi là kiến trúc khá lớn hình chữ nhật như Phương Đình của Nhà Thờ Công giáo Chính Tòa Phát Diệm, với hai mái ngói âm dương cong cong mềm mại, biệt lập chừng bốn hay năm thước phía trước. Phương Đình không tường vách bao quanh, ngụ ý là tâm hồn trần trụi, nguyên vẹn, không vướng mắc, vì bỏ lại nơi đây mọi vương vấn phiền muộn thế sự, là tội lỗi, cho chúng bay đi theo gió ngàn phương.

Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Đền Thờ Giêsrusalem xưa cũng có phần tiền đường hay tiền sảnh, mà cả Anh và Pháp ngữ gọi là “vestibule”. Từ nơi đây lên tới bàn thờ, quí Thầy Cả khóc lóc, van xin Thiên Chúa tha thứ cho dân Người và đừng giận chúng con muôn đời (Joel 2:17 và Esther 13:17). Lời van xin tha thiết nầy, được Morales Cristobal phổ nhạc từ 1533 trong tiếng Latin với cung điệu bình ca, giúp thêm lòng ăn năm sám hối quay đầu trong Mùa Chay và cả trong Mùa Vọng: “Inter vestibulum et altare, plorabunt Sacerdotes… Parce, Domine, parce populo tuo; ne in aeternum irascaris nobis”. Xin lên mạng điên tử, cùng thưởng thức và cầu xin.

https://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/11/f3/bc/1e/vestibule.jpg

Đưa vào ý tưởng tốt lành nầy, nhà thờ Âu Mỹ và cả tại Việt Nam, được xây dựng từ thế kỷ XIX về trước, đều có phần Tiền Đường với cùng mục đích như trên, được gắn liền vào phần chính của cấu trúc, kèm theo 2 tô nước thánh, như phương tiện thanh tẩy tâm hồn, được đặt 2 bên cửa cái hay cửa chính.

Xin trở lại phần “Phương Đình” bên kiến trúc Á Đông, được xây dựng với mục đích cho tín đồ đi ngang qua hoặc dừng chân lại đôi chút nơi nầy, để ý thức mình là ai, đang ở đâu, đi đâu, với ý hướng nào? Phương Đình cũng là điểm giao tế, chào hỏi, vấn an. Nếu lấy con mắt đức tin bù lại, thì dân Chúa ngộ ra ngay Thánh Thần hiện diện trong nhiều nền văn hóa các dân tộc từ khi mới có vũ trụ và loài người, theo Công Đồng Vatican II (1963-65). Vậy nơi đây cũng là điểm làm hòa với nhau trước khi vào dâng của lễ, khi có bất đồng, như Lời Chúa răn dạy trong Phúc Âm Matthêu (5: 20-26) và chổ nầy cũng là nơi thanh luyện hay chuẩn bị tinh thần trước khi bước vào chính điện diện kiến Thần Thánh.

Dáng vẻ bên ngoài của “Phương Đình” gói gọn trong mục đích và yêu cầu, ít là như trên, rất thích hợp đưa dẩn dân Chúa thời nay đi vào Mùa Vọng, để chuẩn bị chào đón Chúa Giáng Sinh đang đến rất gần.

Quay về chủ đề với Bài Đọc I, trích dẫn từ sách Ngôn Sứ Isaia (thuộc đệ nhị, chương 40-45) được sưu tập trong khoảng 550-530 TCN, khích lệ dân chúng đang trong cảnh lưu đày, dẫy đầy thất vọng chán nản, có khi còn bỏ Chúa nữa, hãy vững tin chờ ngày giải thoát khỏi cảnh nô lệ Babylon (586-538 TCN).

Hai là, vinh quang của Chúa sẽ chiếu giải trên những tâm hồn tan nát. Vì chưng, do bất trung tội lỗi mà dân bị hạ thấp làm nô lệ ngoại bang. Nhưng Thiên Chúa đi bước trước, tha thứ và nhận lại làm dân riêng của Người, được cho cả quyền làm con thừa tự.

Ba là đừng sợ khi về đất hứa, nơi đó đấng Messia sẽ xuất hiện.

Bốn là Thiên Chúa như vị vua oai hùng, chinh phục, mà rộng lượng và quan tâm như mục tử với đàn chiên.

Nhưng tối hậu, muốn được những điều đó thì phải lo dọn dẹp tâm hồn và xây dựng lại tinh thần, như công nhân giao thông công chánh làm đường vật chất: Bạt núi đồi, uốn ngay đường cong, gò nỏng gồ ghề san cho bằng phẳng. Bằng cách nào? Xin tới mà nghe Ngôn Sứ Gioan Tẩy Giả chỉ dạy bên dưới.

Trong Bài Phúc Âm, Thánh Marcô, ngay câu đầu đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đến cõi trần, rồi sau cùng sẽ lại trở về với Thiên Chúa Cha khi kết thúc Phúc Âm.

https://lh3.googleusercontent.com/proxy/KK1P1Li8eBhGyF4CPV72e6_FdCWuJJkcv2StDChbGv1JtCESdWAcW7l8t3j7l7E9RrJoYyzvnuQRKr52gGKxdv589-JDvYB2oxaDjzLXxcKuUQThánh Marcô cũng nhận ra Thánh Gioan Tẩy giả là là Thiên Sứ với tiếng kêu trong hoang địa dọn đường cho Chúa, mà Nhà Tiên Tri Lớn Isaia loan báo hơn 500 năm trước một cách trống trơn, vô danh theo cung cách Khải Huyền: “Có tiếng kêu trong hoang địa, hãy dọn đường Chúa … ” mà không nói rõ là tiếng của ai.

Thêm nữa Thánh Gioan, còn là thân nhân trong dòng tộc với Chúa Giêsu, chuẩn bị con đường cho Chúa, cụ thể bằng cách kêu gọi dân sám hối, từ bỏ tội ác, mà quay về để cho Đấng Messia tới. Còn Phép rửa của ông không là cách để được tha tội mà là dấu chỉ của ăn năn để Chúa làm việc tận thâm tâm con người.

Cũng có thêm chú giải khác rằng Thánh Nhân kỳ vọng vào Đấng quyền thế hơn, sẽ đến trong thân phận hay bản tính con người vì biết mang giầy (xài đồ vật chất) đồng thời cũng mang bản tính Thiên Chúa khi làm phép rửa trong Thánh Thần, để hoàn thành lời hứa của Thiên Chúa, trong Cựu Ước ( Is. 32:15; 44:3; Ezek 11:18-19; Joel 2:28).

Cách riêng, khi nhận phép rửa của Gioan, Chúa Giêsu muốn đồng mệnh với tội nhân, dù Ngài không có tội, để làm gương và lôi kéo con người ra khỏi tội lỗi.

Trở lại Bài Đọc II. Trong bức thư thứ hai mang danh Thánh Phêrô, có mục đích củng cố niềm tin cho tín hữu trong hoàn cảnh khó khăn bách hại, dễ làm người ta xa lòng khỏi Chúa. Vì theo tin tưởng phổ thông thời đó là Chúa sẽ trở lại chẳng bao lâu, nhưng thực tế thì lại quá lâu, mà ác xấu như cỏ dại lan tràn không bị kiềm chế.

https://eddiejones.org/wp-content/uploads/2019/04/Did-God-Really-Say-Jesus-Is-Coming-Back-1200x630.jpg

Thư nầy cũng cho thấy Chúa là chủ của thời gian, còn đời người thì quá ngắn ngủi. Nhưng tin lời Chúa, thì trời mới, đất mới với công lý sẽ tới trong tương lai gần hoặc xa. Thực vậy, ít ra trong lịch sử, năm 313 với Hiệp Ước Milan của Hoàng Đế Constantin, tín hữu Chúa được tự do hành đạo. Rồi lịch sử đạo và đời, lại có lúc thăng lúc trầm tùy theo chu kỳ tội phước của con người.

Ý thứ ba là cái gì có sinh thì có diệt, kể cả các thiên thể trong vũ trụ. Biết rằng mọi sự đều mỏng dòn yếu đuối kể luôn sinh mạng của mình. Nên ý tưởng nầy thúc đẩy mọi người ráng sống thánh thiện, đạo đức để trông chờ ngày giờ Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Vậy có thể hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình chăng?

Tóm lại. 
Xin ghi ra 2 mẫu gương tiên tiến như hải đăng cho đời mình trong Mùa Vọng nầy.

Lewis E. Lawes and Kathryn Lawes at Baer Louis boxing match

Thứ nhất là bà Kathryn E. Lawes (1885-1937) kết hôn với ông Lewis Lawes và có 3 con. Trong thời gian ông làm Quản Đốc trại tù Sing Sing tại New York 21 năm, từ 1919 -1940, bà Kathryn vợ ông thường vào thăm viếng tù nhân, giúp đỡ họ trong tinh thần tôn trọng nhân phẩm. Họ có phạm pháp, nhưng với bà, là hình ảnh của Chúa. Bà làm nhiều điều cho họ trong cảnh nguy hiểm mà ai cũng khuyên đừng làm. Bà học chữ của người mù và ngôn ngữ dấu hiệu của người câm điếc để dạy cho người cần học. Dần dần bà trở thành người thân và tù nhân gọi bà là “hiện thân của Chúa Giêsu” đến với họ.

Khi bà qua đời vì tại nạn xe 1937, các tù nhân liền xin vị quản giáo tạm quyền, cho họ ra khỏi tù, đến nghĩa trang đưa tiển bà, cách xa nhà tù chừng 1000m. Vị quản-giáo-thay-quyền bèn mở cửa nhà giam và dặn dò 300 tù nhân rất hung dữ, hãy trở về trước khi trời tối. Và không ai vi phạm lệnh miệng nầy. Sức mạnh của lòng lương thiện và chínhhttps://billmuehlenberg.com/wp-content/uploads/2020/09/barrett-4.jpg nghĩa tin vào Chúa của bà Kathryn đã cảm hóa tâm hồn con người và cả đất trời nữa.

Người thứ hai là bà Amy Coney Barett (1971 – ) thẩm phán của Tối cao Pháp Viện Hoa kỳ tháng 11.2020. Bà và ông chồng có 5 con, còn nhận thêm 2 con nuôi da đen sau trân động đất Haiti 2010. Lúc đó đứa con nuôi lớn, 14 tháng tuổi, nặng chừng 5kg. Còn đứa nhỏ thì cần chăm sóc đặc biệt. Phải có đức tin vào Chúa và lòng bác ái siêu phàm mới làm được việc nầy. Xin Chúa chúc lành cho mọi phàm nhân mà có tâm hồn của thiên sứ.

Dâng lời cầu nguyện.

Chúa đến viếng thăm là một hồng ân lớn lao cho chúng con.

  • Xin cho mọi thành phần trong Hội Thánh biết noi gương thánh Gioan Tẩy Giả dọn đường sửa lối tinh thần cho Chúa đến.
  • Xin cho các nhà cầm quyền biết cai trị theo công lý, hòa bình và tình cao thượng để dọn đường cho Chúa đến
  • Xin Chúa đến giúp đỡ cho người nghèo khổ bệnh tật, đói khát, biết kiên nhẫn, can đảm, và thêm hy vọng vào Chúa
  • Xin cho họ đạo chúng con biết dọn đường sửa lối cho Chúa đến, dù còn đang bận tâm với những nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày.

Cũng thêm cầu nguyện với bài hát Anh ngữ có tiếng trong mùa Vọng, được ông Jonh Neale dịch 1861, từ bản gốc Latin có trên 1.200 năm.

https://media.swncdn.com/godtube/resource/popular-hymns/image/o-come-o-come-emmanuel.jpg

O come, O come, Emmanuel! 
Redeem thy captive Israel
That into exile drear is gone,
Far from the face of God’s dear Son.
Rejoice! Rejoice! Emmanuel
Shall come to thee, O Israel

(Translated from original text in Latin by John Mason Neale 1861) 

Xin đến, Đấng Emmanuel
Xin chuộc lại người tù Israel của Ngài
Cho nỗi buồn thảm lưu đày qua đi
Vì xa cách thánh nhan Con yêu quí của Thiên Chúa.
Vui lên, Đức-Chúa-ở-cùng-chúng-con
Người sẽ đến với ngươi, hỡi Israel.