Một số hình ảnh xưa quý hiếm

658
Bởi Lotus

Đây là bức ảnh truyền thần nhìn thẳng rất hiếm của vua Tự Đức. Thường thì chúng ta chỉ được xem tấm chân dung bán thân và nhìn nghiêng của ông, nên không thấy rõ mặt vua. Ảnh này do một tờ báo Pháp đăng vào thời đó.

Đệ nhất ân Phi Hồ Thị Chỉ là vợ vua Khải Định. Bà Chỉ nổi tiếng là nhan sắc mặn mà, thông minh, đàn hay, thông thạo tiếng Pháp, Hán Văn, Việt Ngữ. Bà Chỉ là con của Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Ngọc Lương quê ở làng Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Bút tích của Nam Phương Hoàng Hậu

Công chúa Thuyên Hoa, em gái vua Thành Thái có vẻ đẹp hiện đại

Quan huyện và các nha lại tập trung trước phủ đường để nhận chiếu chỉ

Quan Giám Thị trường thi Nam Định, 1897

Võ quan thời nhà Nguyễn

Áo mão của quan lại 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Hoa vào thế kỷ 19.

Chân dung 2 hoàng hậu Tiên Cung (vợ trước) và Thánh Cung (vợ sau) của vua Đồng Khánh

Áo mão quan đại thần thời nhà Nguyễn

Bà Chúa Nhất, hoàng trưởng nữ của vua Dục Đức là chị cả của vua Thành Thái, công chúa Mỹ Lương tức bà Chúa Nhất, bà sinh năm 1872, vua Thành Thái em bà sinh 1879. (ảnh: W. Robert Moore/National Geographic Society/Corbis)

Bà Chúa Nhất tên thật là Nguyễn Phúc Tốn Tùy, sinh năm 1872 trong cung nhà Nguyễn, hoàng trưởng nữ của vua Dục Đức (Cung Tôn Huệ hoàng đế), chị cả của vua Thành Thái, vì bà vừa là con gái vua, dù chỉ làm vua có 3 ngày, vừa là chị cả của vua nên dân chúng đã gọi bà là bà Chúa Nhất.

Năm 1897, bà được vua Thành Thái phong là Mỹ Lương công chúa, bà có hai đời chồng, con gái của đời chồng trước gả cho ông Thượng thư Nguyễn Hy (con ông Nguyễn Thân – Cần Chánh điện đại học sĩ triều Thành Thái) thường được gọi là bà Thượng Hy, còn chồng sau của bà là ông Nguyễn Kế là anh ruột của con rể Nguyễn Hy, bà và ông Nguyễn Kế sinh ra cô Nguyễn Thị Cẩm Hà – thường gọi là Mệ Bông (hình dưới).

Công Chúa Nguyễn Thị Cẩm Hà, ái nữ của bà Chúa Nhất và phò mã Nguyễn Kế.
(ảnh: W. Robert Moore/National Geographic Society/Corbis)

https://image.plo.vn/w654/Uploaded/2020/vocgmvbg/2015_03_07/hoangthaihautudu86a1f_gais.jpg

Hoàng thái hậu Từ Dụ, mẹ vua Tự Đức có nét đẹp rất hiền từ. Bà rất thương dân. Do trong dân gian thường gọi nhầm là Từ Dũ nên tên Từ Dũ sau này cũng vì thế được đặt cho bệnh viện phụ sản lớn nhất Sài Gòn từ trước năm 1975 cho đến nay.

Hoàng thái hậu Từ Cung – là Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn rất đẹp, sắc sảo. Bà Từ Cung là vợ vua Khải Định và cũng là người duy nhất trong số 12 người vợ có con trai là hoàng đế Bảo Đại sau này.

Một vương phi già trong triều đình Huế

Vợ chồng một vị quan triều Nguyễn, Hà Nội, 1899

Thứ Phi Mộng Điệp (triều vua Bảo Đại)

Thứ Phi Mộng Điệp

Từ trái sang phải, hoàng tử Bửu Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm,
các em của Vua Thành Thái (1891)

Bốn anh em vua Thành Thái (hàng ngồi, người thứ tư từ phải đếm sang)
chụp hình cùng các quan Phụ Đạo (thầy dạy học)

Vua Duy Tân và các anh chị em

Một ông quan và các “đồ nghề” (điếu, tráp, quạt, lọng)

Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải

Hoàng Trọng Phu, Tổng Đốc Hà Đông

Áo mão quan Chánh Thất Phẩm bộ Hình thời nhà Nguyễn

Hiệp Biên Đại Học Sĩ Kinh Lược Sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản

Quan Tổng Đốc Hà Nội Hoàng Diệu

Quan Tả Thị Lang bộ Lễ Phạm Phú Thứ
Quan Huấn Đạo Trương Vĩnh Ký

Khâm Sai Đại Thần Lê Hoan (đứng giữa), tay sai hàng đầu của Pháp

Đại Úy Đỗ Hữu Vị là phi công người Việt đầu tiên trong Không Quân Pháp. Quân bạ của ông mang số 107.924. Đỗ Hữu Vị (1883-1916) là con trai của ông Đỗ Hữu Phương, thường được gọi là tổng đốc Phương, một điền chủ rất giàu có ở Nam Kỳ vào lúc Pháp mới chiếm miền Nam.

Khi đệ nhất thế chiến bùng nổ, ông Vị tham gia đánh Đức vì là sĩ quan phi công của không quân Pháp. Trong một lần giao tranh tại sông Somme, ông bị tử thương, được tưởng thưởng nhiều huy chương và truy thăng đại úy. Chính phủ Pháp cho in hình ông trên một con tem phát hành khắp Đông Dương.

Cùng các chiến hữu trong quân đội Pháp

Máy bay Caudron G-3 mà phi công Đỗ Hữu Vị lái trong trận đệ nhất thế chiến

Thuyền rồng đưa vua Thành Thái đi thăm cửa Hàn (Đà Nẵng)

Thành Điện Hải được xây dựng kiên cố vào năm 1823 (thời vua Minh Mạng). Thành cao tới 12 mét. Tại đây, vào năm 1858, đã xảy ra trận chiến kịch liệt giữa quân dân Đà Nẵng do các thống chế Lê Đình Lý và Nguyễn Tri Phương chỉ huy và liên quân Pháp – Tây Ban Nha.

Tiệm tạp hóa và bán vải tại Đà Nẵng của người Ấn Độ (còn gọi là Chà Và) gần trăm năm trước.