Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật XX Quanh Năm A | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

1350

CHÚA NHẬT XX QUANH NĂM A

Sách Ngôn sứ Isaia 56,1.6-7; 
Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma 11, 13-15.29-32
và Phúc Âm Thánh Matthêô 15,21-28

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: “Lạy Ngài là con Vua Ðavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm”. Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến gần Người mà xin rằng: “Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi”. Người trả lời: “Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel”. Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi”. Người đáp: “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó”. Bà ấy đáp lại: “Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống”. Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng: “Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy”. Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành.

Diễn ý Phúc Âm

Một bà xứ Ca-na-an,
Con gái quỉ ám, xin van kêu nài
Chúa lờ, chuyện mụ tỏ bày,
Đến nỗi môn đệ xin Thầy xót thương.

Lời Chúa tủi nhục vô phương,
“Bánh con cái mình, đem thương cho chó!
Bà nầy hiên ngang vượt khó:
“Chó con vớt vát vụn nhỏ từ bàn!”

Đức tin mạnh mẽ hết cang,
Bà ngoại giáo ấy như vàng đã trui.
Quyết liệt xin xỏ không lùi,
Tự ái, xốc nỗi chôn vùi thật sâu.

Thán phục Chúa phán một câu:
Cầu sao được vậy! Ta đâu hẹp lòng!
Cầu xin vững dạ cậy trông,
Ơn lành ban phát cho không đấy mà. Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:   

Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế cho toàn thể nhân loại.
Ai cũng được nhìn nhận là con cái Chúa và được đón nhận ơn cứu độ.
Lòng tin luôn bị thử thách. Thử thách giúp mạnh tin.
Người có đức tin mạnh “muốn sao thì sẽ được vậy!”

II. Dẫn giải Phúc Âm:    

Rõ rệt là Chúa kỳ thị và xúc phạm người đàn bà ngoại giáo khi nói “không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con!”

Chúng ta đọc Phúc Âm và hiểu Phúc Âm theo ngôn ngữ và cách suy nghĩ của thời nay. Chúng ta nói Chúa kỳ thị khi nói “không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó!”  Theo lịch sử ngôn ngữ học, từ discrimination hay kỳ thị mới được sử dụng vào năm 1648 tức khi người ta bắt đầu ý thức về quyền làm người. Trước đó, coi như không có kỳ thị hay kỳ thị không là vấn đề xấu. Cũng như từ xúc phạm, tức abuse, có thể xúc phạm người khác cách thể lý như đánh đập hay hành hạ hoặc có thể xúc phạm bằng lời nói hay tâm lý khi làm người khác sợ sệt. Xúc phạm trong nghĩa abuse nầy xuất hiện và được sử dụng vào thế kỷ thứ XV thôi.

Chắc chắn trước đó có xúc phạm nhưng không là vấn để luật pháp hay tội phạm. Chúng ta có thể hiểu được điều nầy khi thấy ở Việt Nam ngày trước chồng đánh vợ hay cha mẹ đánh con cái. Người ta cho đó là chuyện phải làm, vì thương con cho roi cho vọt hay dạy vợ dạy thuở ban sơ… Không ai đem chuyện nầy ra pháp luật cả. Nên khi Chúa Giêsu nói “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con!”, Chúa không có ý khinh thị hay kỳ thị gì với người đàn bà dân ngoại nầy cả. Nhưng Chúa chỉ có ý thử thách lòng tin của bà ta thôi. Bằng chứng là bà ta đã vượt sự thử thách và Chúa đã cho bà toại nguyện “Này bà! Lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy!”

Miền Tia và Sidon (viết theo Bách Khoa Tự Điển)

Sidon or Saïda là thành phộ lớn thứ ba ở Lebanon. Sidon toạ lạc ở phía Nam Lebanon, bên bờ biển Địa Trung Hải, cách Tia chừng 40 cây số và cách thủ đô Beirut chừng 40 cây số. Trong sách Sáng Thế Ký, Sidon là tên con trai của Canaan, con ông Noe. Ngày nay Sidon có chừng 200 ngàn dân cư, phần lớn là người Sunni theo Hồi giáo. Sidon được coi như pháo đài của người Sunni ngày nay. Những sắc dân còn lại như Công giáo Hy Lạp hay Tin Lành Maronites hay người Hồi Shiite chỉ chiếm thiểu số.

Sidon đã có từ lâu đời phải đến hơn 4.000 năm trước Chúa Giáng Sinh. Nó là một trong những hải cảng quan trọng của người Phênicia. Nó là điểm thương mại lớn của Địa Trung Hải. Đàn ông chuyên nghể thủ công. Đàn bà có năng khiếu thêu đan. Thành phố Tia gần đó cũng dần dà được phát triển nhờ sự phồn thịnh của Sidon. Sidon lần lược bị chiếm cứ bởi các vua người Assyria, người Babylon, người Ai Cập và người Hy Lạp và sau cùng là Roma. Kinh Thánh cho thấy là cả Chúa Giêsu và Thánh Phaolô đã từng thi hành việc truyền giáo ở Sidon. Thời Chúa Giêsu, Sidon và Tia được liệt kê vào vùng đất dân ngoại giáo. Người Do Thái không có qua lại với người ngoại giáo nầy. Tuy nhiên, Chúa Giêsu thỉnh thoảng tiêu pha một thời gian ngắn với dân ngoại nhất là khi ngài bị người Do Thái ngược đãi. Chúng ta có thể thấy sự liên hệ của Chúa với dân ngoại được diễn tả trong Matthêô 15, 21-28; Gioan 6:15; Luca 13:31 và Marcô 7:31.

III. Thực hành Phúc Âm:               

Chúa giàu lòng thương xót: Thấy dân chúng theo Chúa đói khát, Chúa chạnh lòng thương xót hóa bánh ra nhiều nuôi dân. Thấy người đàn bà kiên trì cầu xin cho con cái mình, Chúa cho bà được toại nguyện.

Chúa giàu lòng thương xót. Xin chạy đến với Ngài như di chúc của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. “Từ Balan, sẽ trổi lên một tia sáng, để chuẩn bị thế giới cho lần trở lại thứ hai của Ta”. Đó là lời Chúa hứa qua thánh nữ Faustina. Tia sáng đó chính là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đấng thiết lập cho toàn thế giới Lễ Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mừng kính vào Chúa Nhật liền sau lễ Phục Sinh. Ngài đã được phong Chân Phước vào chính ngày lễ Kính Lòng Thuơng Xót của Chúa, tức ngày 01.05.2011 và được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên thánh ngày 27.04. 2014 tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

Gương chạnh lòng thương xót:

https://www.lyoncapitale.fr/wp-content/uploads/2013/12/395569-ez-BernardDEVERT-12-Guillaume-Atger-770x433.jpg
Cha Bernard Devert

Linh Mục Sống Nghèo Để Có Tiền Giúp Người Nghèo: … Tại số 13 đường Daubenton quận V của Paris, thủ đô nước Pháp, có một ngôi nhà 7 tầng được chỉnh trang lại. Ngôi nhà chia thành nhiều căn hộ, trong đó 8 căn hộ được giao cho 8 gia đình nghèo, không có tiền thuê nhà nơi chung cư. Bởi đâu có phép lạ xảy ra giữa lòng thủ đô hoa lệ, ngay nơi khu phố diễm lệ nhất Paris: Có những thành phần bị coi là “ngoài lề xã hội” lại được ở trong một tòa nhà sang trọng như thế? Thưa tất cả là nhờ công lao của Cha Bernard Devert, vị Linh mục của những người nghèo vô gia cư.

Cha Bernard Devert sinh trưởng trong một gia đình Công giáo ở Lyon, miền Nam nước Pháp. Bernard là anh cả của 4 người em. Năm lên 13 tuổi, một ngày từ trường học trở về, Bernard bắt gặp khuôn mặt thân mẫu dàn dụa nước mắt. Khi cậu hỏi, mẹ cậu trả lời:

– Mẹ không còn một đồng xu để mua bánh mì cho các con ăn!

Khám phá bất ngờ về sự nghèo túng của gia đình đã gieo vào lòng cậu bé một suy tư sâu thẳm. Bỗng chốc cậu ý thức được cái dòn mỏng của thân phận con người trước cái sung túc giàu sang. Tự thâm tâm, Bernard thề quyết:  Nhất định phải thành công trong cuộc đời!

Gross-Rosen Concentration Camp | Frank Falla ArchiveBiến cố thứ hai cũng ghi đậm nét trong ký ức của Bernard và là yếu tố chính đưa đến chọn lựa con đường Linh mục. Trong thời đệ nhị thế chiến 1939-1945, thân phụ của Bernard bị quân Đức quốc xã đày sang trại tù lao động khổ sai ở Gross-Rosen bên Ba Lan. Bernard kể: Sở dĩ ba tôi sống sót và trở về gia đình được là nhờ Đức Tin sâu xa của người. Thời gian tù đày đã dạy thân phụ tôi bài học tha thứ. Người thật lòng tha thứ cho những kẻ thù hành hạ ngược đãi người.

Năm 20 tuổi, Bernard ghi tên theo học ngành Luật. Nhưng rồi chàng bỏ dở việc học và xin vào làm việc nơi hãng thầu xây cất nhà cửa của thành phố Lyon. Chàng hăng say làm việc và thành công trong nghề nghiệp. Chàng kiếm được khá nhiều tiền. Nhưng rồi một biến cố bất ngờ xảy ra làm đảo lộn cuộc đời chàng. Vào một buổi sáng năm 1980, có người gọi điện thoại báo cho chàng biết là một cụ bà toan tính tự tử trong căn hộ nơi một chung cư của quận VI thành phố Lyon. Đây là chung cư mà hãng chàng định đập phá, hủy bỏ.

Poor old woman — Stock Vector © alekseimakarov #82671612Chàng tức tốc chạy đến nhà thương. Chàng nhẹ nhàng trách cụ bà: Cụ biết rõ là thế nào người ta cũng đưa cụ sang một căn hộ khác mà! Cụ bà chống chế: Có, lão có nghe! Nhưng rời xa một nơi mà lão đã sống suốt đời, quả thật rất khó. Hơn nữa, lão quá nghèo. Còn mấy ông, mấy ông có quyền đưa lão đi chỗ khác, bởi vì mấy ông sắp sửa xây cất nhà cho người giàu!

Câu nói hờn tủi của bà cụ gieo vào lòng chàng Bernard một ý thức sâu xa về các bất công xã hội. Chàng cảm thấy hổ thẹn về hành động bẩn thỉu của mình! Tự nơi đáy lòng chàng thề quyết: Từ đây mình sẽ là người điều hợp phân phối nhà cửa không giống ai hết!

Sau khi suy nghĩ, chàng đến gặp Đức Hồng Y Albert Décourtray (1923-1994), lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Lyon. Chàng nói: “Thưa Đức Hồng Y, con muốn vừa phục vụ Chúa vừa hành nghề. Nếu có các Linh mục thợ thì tại sao tại không có các Linh mục trong số các ông chủ thầu?”

Đức Hồng Y Décourtray chấp thuận cho chàng vừa theo học Thần học tại phân khoa Công giáo của đại học Lyon vừa làm việc nơi hãng thầu xây cất nhà cửa, với điều kiện: Chàng không được lãnh lương! Anh Bernard Devert vui vẻ chấp nhận. Năm ấy chàng 35 tuổi.

Bernard Devert, prêtre-promoteur au service des mal-logésDĩ nhiên con đường theo đuổi ơn gọi Linh mục không mấy dễ dàng. Nhưng thầy Bernard thắng vượt tất cả. Thầy quy tụ một số nhân vật có đủ khả năng tài chánh để thành lập Hội ”Habitat et Humanisme – Gia Cư và Nhân Bản”. Hội quyên góp tiền bạc rồi xây nhà để bán. Với số tiền lời thu được, Hội sẽ mua một số căn hộ trong cùng chung cư đó và cho những người không nhà cửa đến ở. Như vậy, trong các chung cư của Hội, luôn luôn lẫn lộn, pha trộn giữa 2 hạng người giàu và nghèo: Người giàu mua nhà để ở và người nghèo được cho nhà để ở mà không phải trả tiền.

Năm 1987, thầy Bernard Devert được thụ phong Linh mục. Từ đó Cha Bernard vừa thi hành chức vụ Linh mục vừa giữ nhiệm vụ điều hợp việc phân phối nhà cửa cho những người nghèo vô gia cư, nơi thành phố Lyon. Cha Bernard sống nghèo để có tiền giúp đỡ người nghèo.

— — —

Xem bài liên quan:

Thánh Vịnh Đáp Ca Chúa Nhật 20 Thường Niên | Nhóm Thánh Vịnh NaUy