Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

692

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI

Sách Đệ Nhị Luật 4.32-34.39-40;
Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Roma 8.14-17
và Phúc Âm Thánh Matthêô 28.16-20

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu
Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Đó là Lời Chúa.

Diễn ý:

Môn đồ đi lên núi cao,
Điểm hẹn gặp gỡ ban trao ủy quyền.
Trời cao đất thấp nối liền,
Quyền năng thu tóm giao truyền môn sinh.

Hãy đi tận chốn phồn vinh,
Tận nơi cùng khổ môn sinh cho nhiều.
Thanh tẩy tuân giữ mọi điều,
Nhân danh Thiên Chúa Cha, Con, Thánh Thần.

Lên trời không bỏ gian trần,
Mọi ngày mọi lúc thông phần đỡ nâng.
Môn đồ không phải cô thân,
Gian nan thử thách vững chân đường dài.

Lời Chúa là một gia tài,
Suy tư nghiền ngẫm thấy ngày vinh quang.
Mình Chúa sức sống trao ban,
Tăng sức no phỉ chứa chan ơn Trời. Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:

  • Chúa Giêsu Phục Sinh “được trao toàn quyền trên Trời dưới đất” tức quyền cứu độ, quyền mang con người từ đất lên Trời.
  • Muốn được ơn cứu độ, muốn được lên trời phải nghe giảng dạy và chịu phép rửa “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần!”
  • Muốn được ơn cứu độ, muốn được lên trời như Chúa Giêsu Phục Sinh, phải “tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em!”
  • “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!” Truyền giáo là rao giảng về Chúa. Truyền giáo là công việc của Chúa. Nên Chúa “luôn ở cùng” nhà truyền đạo: Cầu nguyện với Chúa, xin Chúa hướng dẫn và xin cho người ta nhận ra Chúa qua lời mình giảng.

II. Dẫn giải có liên quan Phúc Âm:

“Thầy được trao quyền trên Trời dưới đất” nghĩa là gì? Từ trước tới ngày Chúa Giêsu Phục Sinh và lên trời, quyền trên trời dưới đất thuộc về ai mà bây giờ lại trao cho Chúa Giêsu?

Phục Sinh, Chúa Giêsu chiến thắng tử thần, chiến thắng cái chết, chiến thắng mưu chước của thế gian ma quỉ. Chúa Phục Sinh là một tuyên cáo Nước Thiên Chúa đã đến và thống trị vũ trụ. Chúa là Chúa tể vũ trụ vạn vật, nên Chúa có toàn quyền trên trời dưới đất. Tuy nhiên, quyền thống trị nầy bây giờ được trao cho một Thiên Chúa làm người, Đấng đã chết và đã phục sinh vinh hiển. Thánh Phaolô nói “Người là trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm. 8:29). Chúng ta chính là đàn em đông đúc của Ngài. Ðối với chúng ta, Phục Sinh cho thấy cuộc đời là một tiến trình khởi sự từ Phép Rửa để đi vào cuộc sống trường sinh.

https://i0.wp.com/www.homilyhub.com/wp-content/uploads/2020/06/Holy-Trinity.jpg?fit=916%2C458&ssl=1

Nên “Thầy được trao quyền trên trời dưới đất” có nghĩa: Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người sinh bởi người phụ nữ, làm con bác thợ mộc Giuse và bà Maria trong làng Nadarét, người đã bị trao nộp, bị xỉ nhục, bị giết chết… bây giờ phục sinh chiến thắng nắm trọn quyền hành trên trời dưới đất. Chính con người nầy được trao quyền thống trị trời đất. Con người nầy là trưởng tử của đàn em nhân loại. Con người nầy trao quyền cho đàn em, để đi rao giảng tin mừng cứu độ, làm phép rửa nhân danh Ba Ngôi Thiên chúa. Tất cả những ai đã được rửa tội thì thành đàn em của anh cả Giêsu và có quyền lên trời. “Được trao quyền trên trời dưới đất có nghĩa là trao quyền rao giảng tin mừng làm phép rửa và ban ơn cứu độ. Nên Chúa Giêsu Phục Sinh gọi là cứu Chúa hay Đấng Cứu Thế. Đấng có quyền cho thế gian lên trời. Vì Ngài đã lên Trời.

Chúng ta được rửa tội nhân danh Cha, nhân danh Con và nhân danh Chúa Thánh Thần nghĩa là gì?

Rửa tội nhân danh Cha, tức Đức Chúa Cha mà Kinh Thánh đã mạc khải và chính Chúa Giêsu mạc khải là: “Thiên Chúa là Cha Toàn Năng!” Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Thiên Chúa được gọi là Cha vì Ngài là Đấng tạo thành nên thế gian, như trong Sách Nhị Luật 32.6 hay tiên tri Malakia 2.10. Hơn thế nữa, Thiên Chúa là Cha vì giao ước và vì đã ban lề luật cho dân Do Thái, là ‘trưởng tử của Ngài’ như trong Xuất Hành 4.24. Thiên Chúa cũng được gọi là Cha của các vua chúa. Thiên Chúa là Cha của kẻ nghèo khổ, của kẻ mồ côi và kẻ góa bụa, thành phần được Ngài yêu thương che chở như trong quyển II Samuel 7.14 hay Thánh Vịnh 68.6.

Rửa tội nhân danh Con, nghĩa là nhân danh chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

Rửa tội nhân danh Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống, Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tức chúng ta chỉ được rửa tội khi tuyên xưng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi như chính Chúa Giêsu mạc khải.

III. Thực hành Phúc Âm:

Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động mạnh trong xã hội trần thế.

Xã hội Hoa Kỳ có nhiều mặt tốt như rất tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền… Tuy nhiên có nhiều mặt luân lý không tốt chút nào như cho phép phá thai và cho đó là nhân quyền, quyền của phụ nữ.

Tối Cao Pháp Viện Mỹ do 9 thẩm phán cầm cân nẩy mực cho hiến pháp. Tối Cao Pháp Viện có quyền tuyên bố về một đạo luật hợp pháp hay vi hiến, tồn tại hay phải hủy bỏ. Cho đến ngày 18.9.2020, 9 thành viên của Tối Cao Pháp Viện bao gồm 4 có khuynh hướng thiên tả và 5 có khuynh hướng bảo thủ. Nhưng rất may bà Ruth Bader Ginsburg, khuynh hướng thiên tả qua đời ngày 18.19.2020 thọ 87 tuổi. Bà nầy bệnh ung thư nặng và cuộc sống đếm từng ngày, nhưng bà trì kéo, không từ chức để chờ một tổng thống thiên tả chứ không là ông TT. Trump. Tuy nhiên, muôn sự tại nhân mà thành sự tại thiên, người tính không  bằng trời tính. Bà Ginsburg chết khi ông TT. Trump còn tại chức.

Amy Coney Barrett's $2M Book Deal Is Called Bad Optics for the Supreme  Court - BloombergKhông do dự, ngày 26.9.2020, TT. Trump đề cử bà Amy Coney Barrett làm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện thay thế bà Ginsburg. Thẩm phán Amy Coney Barret, mới 47 tuổi, là một người Công giáo đạo đức. Bà có một gia đình tốt, có 4 con đẻ và 2 con nuôi da đen gốc Haiti. Phe thiên tả chống đối quyết liệt nhưng bà đã được Thượng Viện Mỹ bỏ phiếu chấp thuận việc bổ nhiệm bà Barrett của TT. Donald Trump.

Từ nay xã hội Mỹ sẽ tốt hơn với một thẩm phán như bà Barret, đạo đức, chững chạc và biết dùng luật pháp phục vụ cho công lý và nhân quyền. Tôi nhìn thấy rõ bàn tay quyền năng lèo lái của Chúa Thần qua việc bổ nhiệm và chuẩn nhận bà Barrett làm thẩm phán tối cao pháp viện Mỹ.